Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 18: NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Phân biết được NST thường và NST giới tính. Nêu được vai trò của NST giới tính trong sự xác định giới tính ở sinh vật. Nêu được các yếu tố chi phối sự hình thành giới tính ở sinh vật. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận. 3. Thái độ Có nhận thức và thái độ đúng đắn về sự hình thành giới tính ở người và vai trò của hiểu biết về sự hình thành giới tính ở sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, năng lực tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NST giới tính Cơ chế xác định NST giới tính III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, Hình 18.1,18.2, 18.3. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não, đặt câu hỏi mảnh ghép. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Trả lời các câu hỏi phần HĐ khởi động trong SHDH trang 95. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động Để cân bằng giới tính. Nhờ vào cơ chế xác định giới tính. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: NST giới tính GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Quan sát hình 18.1. + Trả lời các câu hỏi trong phần I SHDH trang 95 HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: + Hình thái và số lượng các cặp NST ở người nam và nữ là như mhau nhưng khác ở cặp 23. + Từ cặp 1 - 22 là tương đồng, cặp 23 không tương đồng. + Cặp số 23 xác định giới tính ở người. + NST X có kịks thước lớn,NST Y có kích thước nhỏ . NST X tương đồng , NST Y không tương đồng. + Có loài XX con cái, con đực XY (người, ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai,...), Có loài con đực XX, con cái XY (chim, ếch nhái, bò sát,...) GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức I. NST GIỚI TÍNH - Cặp NST giới tính trong bộ NST của loài có vai trò quyết định giới tính ở sinh vật. - Trong các tế bào lưỡng bội (2n): + Có các cặp NST thường ( A ),tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau ở giới đực và giới cái + 1 cặp NST giới tính kí hiệu XX (tương đồng) và XY (không tương đồng). Hoạt động 2: Cơ chế xác định giới tính GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Trả lời các câu hỏi trong SHDH phần II trang 96: HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức II. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH + Cơ chế NST xác định giới tính ở người: P: 44A + XX x 44A + XY GP 22A + X 22A + X; 22A + Y F: 44A + XX (gái ); 44A + XY( trai) + Sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh là cơ chế xác định giới tính. Ở người tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1. Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Trả lời các câu hỏi trong SHDH phần III trang 96. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HOÁ GIỚI TÍNH + Ngoài NST giới tính là cấu trúc quy định giới tính, sự phát triển giới tính của cơ thể còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. + Ảnh hưởng của MT ngoài như: nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng… + Ảnh hưởng của MT trong cơ thể: Rối loạn hoocmôn sinh dục dẫn đến biến đổi giới tính. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Trả lời các câu hỏi 1, 2 ở phần hoạt động luyện tập trong SHDH trang 97. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Bài 1: Con cái: 6A+ 2XX; Con đực 6A+ XY. Bài 2: + Châu chấu cái, ruồi rấm cái, gà trống đồng giao tử; Châu chấu đực, ruồi rấm đực, gà mái dị giao tử. + Công thức châu chấu (2n): Cái 22A + XX, đực 22A +XO + Công thức châu chấu (n) 11A + X, 11A + X, 11A + O + Công thức gà (2n): Gà: Cái 76A + XW, đực 76A + ZZ + Công thức gà (n): 38A + X, 38A + W, 38A + Z D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu cứu trả lời các câu hỏi ở phần HĐ vận dụng trong SHDH trang 97. + Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp. HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi ở phần HĐ tìm tòi mở rộng trong SHDH trang 97. + Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng