Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ngắm trăng – Đi đường. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/ 20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 20: NGẮM TRĂNG- ĐI ĐƯỜNG Tiết 77 Hình thức tổ chức Nội dung A. HĐ KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cá nhân - GV nêu yêu cầu: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu SGK - HS suy nghĩ TRẢ LỜI - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài . HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, thẩm mĩ - Phương pháp: đọc sáng tạo, dùng lời có NT, vấn đáp, dạy học nhóm * HĐCL- máy chiếu - GV chiếu câu hỏi Trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm? - HS suy nghĩ trả lời - Chuẩn kiến thức máy chiếu - Giới thiệu về tập Nhật kí trong tù * HĐ cả lớp - HD đọc: chú ý đọc chính xác cả phần phiên âm và dịch nghĩa, lưu ý cảm xúc ở câu 2 và nhịp đăng đối ở 2 câu sau. - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó * HĐ cá nhân; máy chiếu - Hãy cho biết: ? Bài thơ được viết theo thể loại nào ? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS suy nghĩ trả lời - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * HĐ cả lớp ? Tìm câu thơ nói về hoàn cảnh ngắm trăng của Bác - Vọng nguyệt - 1 thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Người ta ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi thư thái. * HĐ cá nhân - máy chiếu - HS xác định yêu cầu trên máy chiếu ? Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh, điều kiện nào? Tìm từ ngữ ? Ở câu thơ thứ nhất Bác sử dụng NT gì? ? NT trên diễn tả một hoàn cảnh ngắm trăng như thế nào ? Việc nhắc đến rượu và hoa trong một đêm trăng đẹp thể hiện tâm trạng và niềm khao khát gì ở Bác - HS hđ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS nhận xét, đánh giá chéo *HĐ cả lớp ? Dù không có rượu và hoa nhưng trước một đêm trăng đẹp tâm trạng Bác như thế nào? Tìm câu thơ ? Em hiểu câu thơ thứ này như thế nào ? Nhận xét về kiểu câu ? Qua đó, em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của Bác * HĐ cả lớp - Yêu cầu học sinh so sánh câu thơ trong nguyên tác với câu thơ dịch có gì khác nhau? So sánh hiệu quả diễn đạt của câu thơ dịch với câu thơ trong nguyên tác - HS hđ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS nhận xét, đánh giá * Giảng: câu thơ dịch đã chuyển câu nghi vấn thành câu trần thuật-> không làm nổi bật được tâm trạng xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác ? Tóm lại, hai câu thơ đầu cho em thấy được điều gì về Bác * Bình * HĐ nhóm - KT chia nhóm (chia theo mùa) - Nêu yêu cầu: đọc và thực hiện yêu cầu c/ sgk - HS xem lại vở soạn, trao đổi thống nhất ý kiến viết trê bảng phụ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, các nhóm tự nhận xét, đánh giá chéo * HĐ cả lớp ? So sánh hình ảnh thơ ở cuối bài so với đầu bài thơ ? Sự vận động của hình ảnh thơ và thủ pháp NT trên cho ta thấy một bản lĩnh và một tình yêu thiên nhiên như thế nào của Bác - Chốt tinh thần thép ? Tóm lại, 2 câu thơ cuối cho ta thấy được điều gì * HĐCL- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của văn bản - Chuẩn kiến thức trên máy chiếu ? Qua bài thơ, em học tập được những gì từ Bác ? I. Tìm hiểu bài thơ " Ngắm trăng" 1. Tác giả, tác phẩm - Tác giả: + Hồ Chí Minh: (1890 – 1969) quê ở làng sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. + Là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc và quốc tế cộng sản. + Là một danh nhân văn hóa, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Tác phẩm: + NKTT viết trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong nhà ngục của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. + “Ngắm trăng” là bài thơ thứ 21 trong tập thơ NKTT. 2. Đọc; tìm hiểu chú thích * Đọc * Chú thích 3. Tìm hiểu chung về văn bản - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - PTBĐ chính: biểu cảm - Bố cục: 2 phần 4. Phân tích 4.1. Hai câu đầu - Hoàn cảnh ngắm trăng: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa + Ngục trung (trong tù ) + Vô tửu diệc vô hoa (không rượu cũng không hoa) - Nghệ thuật: Điệp từ vô hai lần trong một dòng thơ -> Đặc biệt: bị giam hãm, cực khổ, không có đủ các yếu tố cần thiết để ngắm trăng ->Nuối tiếc và niềm khao khát được thưởng trăng trọn vẹn - Cảm xúc của người tù: Đối thử.... nại nhược hà ? (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào) - Nghệ thuật:: Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> Xốn xang, bối rối của Bác trước cảnh trăng đẹp. * Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung và tâm hồn rất nghệ sĩ của Bác 2. Hai câu sau - “ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt” (+) Từ hướng -> Người chủ động đến với trăng, tâm hồn vượt ra ngoài nhà tù để giao hòa với vầng trăng thơ mộng ( Vượt ngục về tinh thần) - Nguyệt tòng song khích khán thi gia (+) Nhân hóa -> Trăng: sinh động, gần gũi, thân thiết với người (+) Phép đối: Người và trăng đối nhau qua song sắt nhà tù -> Mối giao hòa đặc biệt giữa người và trăng: gắn bó, thân thiết trở thành tri âm tri kỉ - Nghệ thuật:: + Hình ảnh thơ vận động (từ bóng tối ra ánh sáng) . Đầu bài: bóng tối nhà tù với hình ảnh người tù . Cuối bài: ánh sáng với thi gia + Tương phản -> Bản lĩnh của Hồ Chí Minh luôn đứng cao hơn hoàn cảnh (tinh thần thép của người chiến sĩ) Tình yêu thiên nhiên đến quên mình của Bác * Tình yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung vượt lên trên cảnh tù đày, tâm hồn luôn hướng về cái đẹp của người tù cách mạng Hồ Chí Minh 3. Tổng kết a. Nghệ thuật + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt + Điệp từ, nghệ thuật đối, nhân hóa + Sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển- hiện đại; thi sĩ-chiến sĩ. b. Nội dung Ngắm trăng là bài thơ giản dị mà hàm xúc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 20: NGẮM TRĂNG- ĐI ĐƯỜNG Tiết 78 Hình thức tổ chức Nội dung A.HĐ KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học, giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp * Hđ cả lớp- KT hỏi đáp - GV nêu chủ đề: bài Ngắm trăng - GV bắt đầu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời, HS đó hỏi bạn khác trả lời, cứ thế tiếp tục cho đến khi GV yêu cầu HS dừng lại - GV nhận xét: biểu dương câu hỏi hay, bạn trả lời đúng . - GV dẫn dắt vào bài C. HĐ LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học; giao tiếp - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình; dạy học hợp tác * HĐ cặp- KT hẹn hò- máy chiếu - GV nêu điểm hẹn - GV nêu yêu cầu: Đọc kĩ bài thơ và hoàn thành phiếu học tập a trong SGK - HS HĐ cá nhân, hẹn hò( trao đổi) thống nhất ý kiến sửa chữa vào vở soạn - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, các nhóm tự nhận xét, đánh giá chéo * HĐ cả lớp ? Qua hai bài thơ “ Ngắm trăng” và “Đi đường”, em cảm nhận được điều gì về Bác? Câu thơ Nội d ng chính Câu thứ nhất - Việc đi đường (con đường đời, đường cách mạng): gian nan vất vả Câu thứ 2 - Trên suốt cả chặng đường đi (cũng như trong cả cuộc đời hđ cách mạng, trong cuộc sống), ta sẽ gặp không ít những khó khăn thử thách Câu thứ 3 - Lúc gian khổ, khó khăn nhất cũng là lúc gần đích, gần thắng lợi nhất Câu thứ 4 - Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang => Con đường cách mạng là gian khổ , người làm cách mạng phải có ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường thì nhất định sẽ thắng lợi . - Tác giả: + Giàu cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên + Ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh. + Lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng; có ý chí, nghị lực và tầm nhìn sáng suốt D. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cả lớp - GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện yêu cầu trong sgk + Sưu tầm tra cứu trên goodle hoặc tìm đọc trong tập thơ Nhật kí trong tù . + Chia sẻ với bạn * Hướng dẫn học tập - Học thuộc lòng hai bài thơ và phân tích được hai bài thơ đó - Sưu tầm những bài thơ viết về trăng của Bác - Chuẩn bị bài sau: + Tìm hiểu về câu cảm thán và câu trần thuật: . Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi . Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật và câu cảm thán + Ôn lại cách làm các dạng bài văn thuyết minh Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 20: NGẮM TRĂNG- ĐI ĐƯỜNG Tiết 79 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: vấn đáp * HĐ cả lớp - GV nêu yêu cầu ? Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn và câu cầu khiến -> Giới thiệu bài mới B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Năng lực: tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, vấn đáp, dạy học hợp tác * HĐ cặp - KT băng chuyền; máy chiếu - Chiếu ví dụ và yêu cầu ? Tìm các câu in đậm ? Các câu in đậm có gì giống nhau về mặt hình thức ? Các câu trên đ¬ược dùng để làm gì - HS hoạt động cá nhân-> thực hiên trao đổi trong băng chuyền 2 lần theo hiệu lệnh của GV mỗi lần 2 phút - HS báo cáo, trao đổi - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, đánh giá HS trình bày * Chốt: các câu trên là câu cảm thán ? Vậy câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng gì - Chuẩn kiến thức - Giáo viên l¬ưu ý học sinh: đôi khi câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng. * HĐCL - Chiếu câu hỏi ? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao. ? Câu cảm thán nên sử dụng trong những trư¬ờng hợp nào? - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá * HĐN- KT học tập hợp tác - Chiếu yêu cầu 1,2 trong SGK - HS hoạt động cá nhân, trao đổi - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá - GV chốt: Những câu trên là câu trần thuật ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật - Chuẩn kiến thức trên máy chiếu * HĐ cả lớp ? trả lời câu hỏi 4 sgk II. Tìm hiểu về câu cảm thán 1. Ví dụ - Các câu in đậm: 1) Hỡi ôi lão Hạc ! 2) Than ôi ! - Đặc điểm hình thức : + Chứa các từ cảm thán: Hỡi ơi, than ôi. + Kết thúc bằng dấu chấm than - Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của ng¬ười nói (ng¬ười viết). 2. Ghi nhớ * Lưu ý: - Văn bản khoa học, văn bản hành chính công vụ không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc III. Tìm hiểu về câu trần thuật 1. Xét VD - Các câu ở ví dụ a, b, c và câu 2, 3 ở ví dụ d: + Về hình thức: không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán + Kết thúc bằng dấu chấm. Đôi khi kết thúc bằng dấu chấm than: câu b2,d2,d3 hoặc dấu chấm lửng. + Chức năng: . VD a: Câu 1,2: trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta Câu 3: Yêu cầu . VD b. Câu 1: dùng để kể Câu 2: thông báo . VD c: Miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ) . VD d: Câu 2: nhận định Câu 3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc 2. Ghi nhớ - Câu trần thuật được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp vì ngoài chức năng riêng, câu trần thuật còn có thể thực hiện các chức năng của các kiểu câu còn lại. C. HĐ LUYỆN TẬP - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu, vấn đáp, dạy học hợp tác * HĐ cá nhân - Đọc và thực hiện yêu cầu a trong SGK - HS suy nghĩ trả lời - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự đánh giá * HĐ cặp - KT học tập hợp tác - Đọc và thực hiện yêu cầu b SGK - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp - Đọc và thực hiện yêu cầu SGK - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn kiến thức * HĐ cá nhân - Đọc và thực hiện yêu cầu SGK - HS suy nghĩ trả lời - HS trình bày, nhận xét, phản biện - GV đánh giá * HĐ cả lớp - GV tổ chức chơi trò chơi: hái hoa dân chủ - GV nêu luật chơi, nội dung chơi ( bài tập c trong SGK GV có thể đảo một số câu) - HS chơi - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá * HĐ cá nhân- KT viết tích cực - GV yêu cầu HS làm bài tập d trong SGK - GV hướng dẫn: Nội dung - giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật. - HS suy nghĩ làm bài, đọc bài, nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá 2. Luyện tập về câu cảm thán a. - Các câu cảm thán: + Than ôi! + Lo thay! + Nguy thay! + Chao ôi ... thôi. - Các câu trên là câu cảm thán vì: có chứa các từ cảm thán; dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc -> Không phải câu nào kết thúc bằng dấu chấm than cũng là câu cảm thán. Câu cảm thán còn có thể kết thúc bằng dấu chấm b. - Nội dung của các câu: (1) Lời than thở của ng¬ười nông dân dưới chế độ phong kiến. (2) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước CM T8 (3) Sự hối hận của Dế Mèn trư¬ớc cái chết thảm th¬ương, oan ức của Dế choắt. - Tất cả các câu trên không phải là câu cảm thán vì không có từ ngữ cảm thán -> Không phải tất cả các câu dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc đều là câu cảm thán 3. Luyện tập về câu trần thuật a. 1. Cả 3 câu đều là câu trần thuật: + Câu 1 - kể + Câu 2,3 - bộc lộ tình cảm, cảm xúc 2. Câu 1: câu trần thuật để kể + Câu 2: câu cảm thán (có từ ''quá'') dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc + Câu 3,4: câu trần thuật bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( lời cảm ơn) b. 1) Câu cầu khiến 2) Câu nghi vấn 3) Câu trần thuật Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến . Chức năng giống nhau nhưng câu b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự hơn câu a. c. d.Viết đoạn văn Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 20: NGẮM TRĂNG- ĐI ĐƯỜNG Tiết 80 Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Năng lực: tự học - Phương pháp: vấn đáp * Hđ cả lớp ? Nêu dàn ý chung bài văn thuyết minh ? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - GV ghi đề bài lên bảng • - TC cho HS làm bài tập văn số 3 Viết bài tập làm văn số 3 1. Đề : Thuyết minh với một người bạn nước ngoài về một trò chơi dân gian mang bản sắc Việt Nam. 2. Yêu cầu a. Kĩ năng • - Khái niệm: tạo lập văn bản; dựng đoạn; dùng từ, đặt câu chuẩn kiến thức; diễn đạt lưu loát; đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, bố cục hợp lí • b. Kiến thức: • - Giới thiệu được trò chơi dân gian - Thuyết minh được dụng cụ, cách chơi, luật chơi, ý nghĩa của trò chơi 3. Gợi ý đáp án * Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản và cấu trúc của bài văn: bài văn có đủ 3 phần; mở bài giới thiệu được chủ đề; thân bài trình bày các khía cạnh của chủ đề; kết bài tổng kết chủ đề * Xác định đúng yêu cầu của đề về kiểu bài và nội dung - Kiểu bài thuyết minh - ND: Thuyết minh về một trò chơi dân gian mang bản sắc Việt Nam * Triển khai chủ đề thành các khía cạnh để trình bày - Giới thiệu được đối tượng thuyết minh - Thuyết minh được: + Dụng cụ chơi + Cách chơi + Luật chơi + Ý nghĩa của trò chơi - Cảm nghĩ về trò chơi * Sáng tạo - Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ * Chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn dạt, liên kết, mạch lạc * HĐ tìm tòi và hướng dẫn học tập - Về nhà sưu tầm một số trò chơi dân gian, chia sẻ với các bạn trong lớp trò chơi mình sưu tầm được. - Lập dàn ý đề bài cho đề bài em chọn viết ở tiết 1 - Học bài và nhớ được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật, câu cảm thán - Lập bảng tổng kết các kiểu câu phân loại theo mục đích nói bằng cách hoàn thành bảng thống kê ở bài 2.d (phần luyện tập) - Ôn lại các dạng bài văn thuyết minh đã học - Chuẩn bị bài sau: Chiếu dời đô + Tra cứu, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm + Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………