Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Mối quan hệ kiểu gen - môi trường - kiểu hình (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 28: MỐI QUAN HỆ KIỂU GEN- MÔI TRƯỜNG – KIỂU HÌNH (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Phân tích được vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đến kiểu hình. Trình bày được khái niệm và những tính chất của thường biến. Trình bày được khái niệm mức phản ứng, vai trò của kiểu gen và môi trường đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng. Vận dụng kiến thức học được để giải thích mối quan hệ Giống – Biện pháp kĩ thuậ t- Năng suất vào công tác chăn nuôi, trồng trọt để năng cao năng suất, chất lượng. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm. 3. Thái độ Nhận biết được các dạng thường biến trong tự nhiên. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường – kiểu hình Thường biến Mức phản ứng III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Kế hoạch bài học, hình trong SHDH, phiếu học tập. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi,... V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cặp đôi 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Hoàn thành hoạt động khởi động. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động + Kiểu gen aa quy định màu hoa trắng không phụ thuộc nhiệt độ, trong khi kiểu gen AA quy định màu hoa đỏ lại phụ thuộc nhiệt độ, nếu 350C lại cho hoa trắng. + Mùa hè nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều cao nên màu lông của cáo Bắc Cực sẫm ; mùa đông nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều thấp nên màu lông của cáo Bắc Cực màu sáng để hoà lẫn với môi trường sống. + Ý nghĩa của hiện tượng này : giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 2: Thường biến GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Quan sát hình 28.3: Mô tả màu lông thỏ Himalaya sp ở các vị trí khác nhau trên cơ thể : mõm, chân, tai có màu đen. + Thảo luận và trả lời câu hỏi: Biểu hiện màu lông thỏ khác nhau ở các vị trí trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Nhiệt độ hay kiểu gen cơ thể ? HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Nghiên cứu thông tin SHDH trang 156. + Trả lời các câu hỏi các câu hỏi sau: Thường biến là gì? Lấy ví dụ. Trả lời câu hỏi I.1 trang 156. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức II. THƯỜNG BIẾN Có thể là những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. Hãy giải thích : nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự tổng hợp sắc tố lông. 1. Khái niệm Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không liên quan đến biến đổi kiểu gen. VD: Sâu ăn lá cây xanh có màu xanh. GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Trả lời câu hỏi I.2 SHDH trang 157. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức 2. Đặc điểm, ý nghĩa *Đặc điểm của thường biến: - Thường biến theo hướng xác định, - Có tính đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. - Không di truyền được do không làm biến đổi kiểu gen. * Ý nghĩa: giúp SV thích nghi với những biến đổi của môi trường C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cặp đôi 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Hoàn thành câu hỏi 3, 4 trong phần HĐ luyện tập. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Câu 3: So sánh thường biến với đột biến: - Khái niệm + Đột biến: Là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST). + Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. - Nguyên nhân + Đột biến: Các tác nhân lí, hoá của ngoại cảnh, rối loạn các quá trình sinh lí sinh hoá trong tế bào. + Thường biến: Sự thay đổi của điều kiện môi trường. - Cơ chế phát sinh + Đột biến: Do các tác nhân gây đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình tự nhân đôi của ADN, làm đứt gãy ADN, hoặc nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới. + Thường biến: Do kiểu gen tương tác với môi trường cụ thể hình thành kiểu hình. - Đặc điểm biểu hiện + Đột biến: Xuất hiện riêng lẻ, đột ngột, vô hướng. Di truyền được vì liên quan đến biến đổi của kiểu gen. Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính. + Thường biến: Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định. Không di truyền do không liên quan đến biến đổi của kiểu gen. Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường. - Vai trò, ý nghĩa + Đột biến: Là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng cho tiến hoá và chọn giống + Thường biến: Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá và chọn giống. Câu 4: C. Trên cùng một cây hoa giấy, có cả hoa đỏ và hoa trắng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà bố trí theo nhóm hoàn thành phần 2 trong hoạt động vận dụng. HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh minh hoạ thường biến. HS: Về nhà hoàn thành nhiệm vụ GV giao E. Hoạt động tìm tòi mở rộng