Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Lão Hạc. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 4: LÃO HẠC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của ng nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc.Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của ng nông dân cùng khổ. • Hiểu được thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình, dặc điểm của từ tượng hình và từ tượng thanh; công dụng của từ tượng hình từ tượng thanh. • Hiểu được sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối) 2. Kỹ năng • Biết đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. • Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh, lựa chọn , sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói và viết. • Nhận biết sử dụng đc các câu, các từ có chức năng , tác dụng liên kết cácđoạn trong một văn bản. 3. Thái độ • HS có lòng thương yêu, kính trọng những người dân nghèo nhưng cao thượng, nhân hậu, bồi dưỡng cho hs lòng nhân hậu. • Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp. • Có ý thức sử dụng các phép liên kết mỗi khi viết các đoạn văn, văn bản. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Đọc hiểu và phân tích tác phẩm Lão Hạc • Tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh • Tìm hiểu về liên kết các đoạn văn trong văn bản III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 13,14 Hoạt động Hình thức tổ chức Nội dung A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG * Hđ cá nhân ? Qua việc đọc tác phẩm ở nhà, theo em, có thể đổi tên truyện Lão Hạc thành Con chó Vàng được không? Vì sao? - GV định hướng: không nên đổi tên ,vì: nhân vật trung tâm là lão Hạc, sự việc kể liên quan đến cậu Vàng đều nhằm mđ làm sáng tỏ phẩm chất, nhân cách của lão Hạc. - Không vì: Nhân vật chính ở trong bài văn này là Lão Hạc; Con chó Vàng chỉ là một nhân vật trong một câu chuyện của Lão Hạc; trong xuyên suốt bài văn, Con chó Vàng chỉ được nhắc trong câu chuyện "sự day dứt khi bán chó" của Lão Hạc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Yêu cầu hs đọc chú thích phần tác giả * HĐ cả lớp ? Nêu hiểu biết về tác giả Nam Cao ? Hoàn cảnh sáng tác của văn bản. - Hs nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. *HĐ cá nhân ? Nên đọc văn bản với giọng điệu như thế nào? - Gv nhận xét, gợi ý - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Gv nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. * HĐ cá nhân Xác định : - Tác phẩm viết theo thể loại gì? - PTBĐ? Ngôi kể? Tác dụng? - VB có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần? - Hs trình bày, nhận xét - GV đưa đáp án tham khảo (chiếu). * HĐ cá nhân- hs trao đổi chéo ? Tóm tắt gia cảnh nhà lão Hạc. ? Nhận xét gia cảnh nhà lão Hạc - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, đánh giá. * HĐ cả lớp ? Tìm các chi tiết nói về tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng? ? Vì sao lão Hạc lại đối xử với cậu Vàng như vậy ?Cậu Vàng có ý nghĩa thế nào với lão Hạc? ? Tại sao lão lại phải bán cậu Vàng đi? - HS hoạt động, trình bày, đánh giá - GV chuẩn kiến thức. * HĐ cá nhân ? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng lão Hạc trước khi bán cậu Vàng. ? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng (khi sang nhà ông giáo). ? Cách miêu tả của tác giả ở đây có gì đặc sắc. ? Qua cách miêu tả ấy, em có cảm nhận gì về tâm trạng lão Hạc? ? Qua tâm trạng ấy, em thấy lão Hạc là người như thế nào? - HS trình bày, đánh giá - GV chiếu đáp án tham khảo. * HĐ cả lớp ? Tìm chi tiết chứng tỏ lão Hạc đã sắp xếp chuẩn bị cho cái chết của mình ? Cái chết của lão được miêu tả như thế nào? ? Miêu tả cái chết của lão Hạc, tác giả sử dụng NT gì? ? Cảm nhận về cái chết của lão Hạc? * HĐ nhóm nhỏ -KT XYZ ? Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc. - HS trao đổi, trình bày - GV đánh giá (chiếu đáp án tham khảo) * HĐ cả lớp ? Như vậy cái chết của lão Hạc thể hiện điều gì? ? Nhận xét về NT kể chuyện và khắc họa nhân vật của tác giả? ? Nhận xét chung về nhân vật lão Hạc? ? Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn cho ta thấy được điều gì về người nông dân trước CMT8? Giảng: Tích với lịch sử, VB " tức nước vỡ bờ" ? Thái độ của nhà văn? * HĐ cá nhân 1- Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. * Tác giả -tác phẩm - Tác giả: + Nam Cao ( 1917 - 1951 ), quê ở Hà Nam. + Ông là nhà văn hiện thực viết về chủ đề người nông dân tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám - Tác phẩm: Truyện ngắn “Lão Hạc” sáng tác năm 1943. * Đọc, chú thích - Đọc: Giọng điệu khác nhau giữa các nhân vật, khi tâm trạng nhân vật có sự thay đổi. - Chú thích từ khó 2. Tìm hiểu văn bản - Thể loại:Truyện ngắn - Phương thức biểu đạt:Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Kể ở ngôi thứ 1 - Bố cục: 3 Phần + Phần 1( chữ in nhỏ): Gia cảnh nhà lão Hạc + Phần 2(tiếpcũng xong: Lão Hạc sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó và gửi ông giáo tiền và trông hộ mảnh vườn + Còn lại:Cái chết của lão Hạc 2.1. Nhân vật lão Hạc a/ Gia cảnh - Nhà nghèo, vợ chết; con trai bỏ đi phu đồn điền cao su vì không có tiền cưới vợ - Sống một mình cùng với một con chó - Già yếu , làm thuê kiếm ăn - Ốm đau, thiên tai, mất mùa, đói -> Nghèo khổ, cô đơn. b. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng * Tình cảm với cậu Vàng - Vì đó là kỉ vật của con trai, là sợi dây liên hệ giữa lão và con lão, là người bạn an ủi lão trong cảnh già cô độc) - Lão Hạc bán vì: + Túng quẫn, không đủ sức nuôi + Lão không muốn phạm vào đồng tiền, mảnh vườn của con. -> Cậu Vàng thân thiết như một người bạn, người cháu. * Lão Hạc bán cậu Vàng - Trước khi bán: nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng với ông giáo -> Suy tính, đắn đo, coi đó là một việc hệ trọng - Sau khi bán “cậu Vàng”, lão sang nhà ông giáo: - Cố làm ra vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước...mặt co rúm lại, ...nước mắt chảy ra...mếu, hu hu khóc...nhận mình là kẻ khốn nạn - Đặc sắc miêu tả: + Đặc tả ngoại hình nhân vật bằng những từ gợi hình ảnh, cảm xúc + Miêu tả ngoại hình để thể hiện nội tâm nhân vật ->Xúc động, đau đớn, day dứt, ân hận, đầy mặc cảm tội lỗi => Lão Hạc: Sống tình nghĩa,, trung thực; là một người cha yêu thương con sâu sắc . * Cái chết của Lão Hạc - Trước khi chết: + Nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn cho con + Gửi 30 đồng để lỡ có chết thì cũng không phiền tới bà con hàng xóm. + lão chỉ ăn khoai, ăn củ chuối, sung luộc, rau , ốc... + Lừa, xin bả chó của Binh Tư - Cái chết của lão Hạc + Lão tự tử bằng bả chó - Nghệ thuật: Xây dựng tình tiết truyện bất ngờ -> Tạo sự hấp dẫn cho người đọc - Lão Hạc: vật vã, rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, người giật mạnh. - Nghệ thuật: Từ ngữ gợi hình ảnh cụ thể, sinh động -> Vật vã, đau đớn, dữ dội, thương tâm. - Nguyên nhân : nghèo khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc tìm đến cái chết như một hành động tự giải thoát; muốn bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn cho con; khỏi phiền hà đến hàng xóm; ; giữ gìn nhân cách luôn trong sạch). => Biểu hiện cao nhất của tình thương con, của lòng tự trọng đáng kính; của một nhân cách trong sạch - Nghệ thuật: + Kể chuyện, xây dựng tình tiết truyện độc đáo, hấp dẫn + Khắc họa nhân vật tài tình có tính cá thể hóa cao ; kể chuyện khách quan - Số phận Lão Hạc: đau thương, cơ cực nhưng lại có những phẩm chất đáng quý. - Trước CMT8 : Người nông dân có cuộc sống khốn cùng nhưng có nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng( giá trị hiện thực) - Cảm thông, trân trọng với số phận con con người nôn dân. Lên án tố cáo xã hội đương thời ( Giá trị nhân đạo) 2.2. Nhân vật ông giáo Câu văn… Thái độ, t/c… - Chao ôi…thương - Hỡi ơi…đáng buồn - không…nghĩa khác -> Cảm thông, thấu hiểu -> ngỡ ngàng,thất vọng, chán nản -> kính trọng , buồn thương - HS trao đổi chéo, trình bày tự đánh giá - GV chiếu đáp án tham khảo. * Hđ cả lớp ? Nhận xét nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng nhân vật này? ? Khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc của vb? - Gv tiểu kết (chiếu trên bảng phụ) Tổng kết - Nghệ thuật: kết hợp tự sự, trữ tình, lập luận -> thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật. - Nội dung: yêu thương, cảm thông, chia sẻ, trân trọng con người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Hđ cá nhân - GV hướng dẫn: ? Tìm các biểu hiện thể hiện tình cảm trực tiếp , gián tiếp của lão Hạc đổi với con . + Khi con muốn bán vườn đẻ lấy vợ + Khi con bỏ đi phu - T/cảm với câu Vàng - Khi bán cậu Vàng - Chọn cái chết… * Hướng dẫn học bài ở nhà - Đọc lại văn bản, tóm tắt văn bản - Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của văn bản - Sưu tầm một số nhận định, đánh giá của Nam Cao về con người trong các tác phẩm của ông. - Chuẩn bị phần B/ mục 3, 4/ SHD - Đọc, trả lời câu hỏi - Đọc trước phần luyện tập, dự kiến đáp án Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 4: LÃO HẠC Tiết 15 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung * Hđ cá nhân; KT đọc tích cực; máy chiếu; - Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu sau: + Tìm các từ in đậm + Trong các từ in đâm, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật, từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người - Chốt khái niệm các từ tượng hình, từ tượng thanh ? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? - GV chuẩn xác kiến thức * HĐ cá nhân - HS thực hiện yêu cầu của BT1 ? Xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn trích - HS hoạt động, trình bày, nhận xét - GV đánh giá, chuẩn đáp án. * HĐ cá nhân- KT học tập hợp tác ? Việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh trong ví dụ trên có tác dụng gì? ? Việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gì? - HS hoạt động, trình bày - GV chuẩn kiến thức. * HĐ cá nhân - HS thực hiện BT4 ? Tìm và phân biệt ý nghĩa của ba từ tượng thanh tả tiếng cười. - HS trình bày, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá. III. Tìm hiểu từ tượng hình, từ tượng thanh 1. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh * Ví dụ - Các từ : móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc gợi tả hình ảnh , dáng vẻ trạng thái của sự vật -> Các từ tượng hình - Những từ: hu hu, ư ử mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người -> Các từ tượng thanh * Ghi nhớ - Từ tượng hình là các từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ trạng thái của sự vật - Từ tượng thanh là các từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người * Bài tập Bài 1 - Các từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo - Các từ tượng thanh: soàn soạt, bịnh, bốp 2. Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh * Tác dụng: + Làm cho hình ảnh, tiếng khóc của lão Hạc, tiếng kêu của cậu Vàng hiện lên cụ thể, sinh động + Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn, khổ sở của lão Hạc và cái chết vật vã, dữ dội của lão. * Ghi nhớ + Gợi ra hình ảnh, âm thanh của sự vật một cách cụ thể, sinh động + Làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt + Thường dùng trong văn miêu tả, tự sự 3. Luyện tập Bài 4 - Cười ha hả:cười to, sảng khoái - Cười hì hì:cười vừa phải, thích thú - Cười hô hố :cười to, vô ý - Cười hơ hớ:Cười to, hơi vô duyên Tiết 16 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * HĐ cả lớp - HS thực hiện yêu cầu mục 4a. ? Hai đoạn văn sau có mối liên hệ gì không? Vì sao? - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, chiếu đáp án. * HĐ nhóm nhỏ - HS thực hiện yêu cầu mục 4b. ? Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi: (1) Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai ? (2) Theo em cụm từ trên , hai đoạn văn đã Liên hệ với nhau như thế nào ? (3) Cụm từ trước đó mấy hôm gọi là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản. - HS hoạt động, trình bày - GV nhận xét, chiếu đáp án. ? Tác dụng của liên kết các đoạn văn? - Gv chốt * HĐ nhóm- KT mảnh ghép + Nhóm 1- VD1 + Nhóm 2- VD2 + Nhóm 3,5- VD 3 + Nhóm 4,6- VD 4 - Câu hỏi * (nhóm mới thảo luận, trả lời) - Gv chuẩn kiến thức. 4. Liên kết các đoạn văn trong văn bản Hai đoạn văn không có có mối liên hệ với nhau vì: thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ của nhân vật ở hai thời điểm khác nhau mà không có sự chuyển tiếp. 4.1/ Tác dụng của liên kết đoạn - Cụm từ “ Trước đó mấy hôm ” bổ sung về thời gian - Hai đoạn văn có sự liên hệ với nhau : liên tưởng từ hiện tại về quá khứ-> Liền ý, liền mạch -> Cụm từ trước đó mấy hôm được gọi là phương tiên liên kết đoạn => Thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn với nhau. 4.2. Cách liên kết đoạn văn trong văn bản. a. VD1 - Từ ngữ liên kết: bắt đầu, sau khâu tìm hiểu -> Thể hiện ý liệt kê - Một số từ ngữ thể hiện ý liệt kê có tác dụng liên kết khác: cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác… b. VD2 - Từ ngữ liên kết: nhưng -> Thể hiện ý đối lập tương phản - Một số từ ngữ thể hiện ý đối lập, tương phản có tác dụng liên kết khác: tuy vậy, ngược lại, song, thế mà, vậy mà… c. VD3 Từ ngữ liên kết: nói tóm lại -> Thể hiện ý tổng kết, khái quát - Một số từ ngữ thể hiện ý tổng kết, khái quát có tác dụng liên kết khác: tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, có thể nói… d. VD 4 - Câu dùng để liên kết: “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy” vì nó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ “ Bố đóng sách cho mà đi học “ trong đoạn văn trên. => Có thể sử dụng các phương tiện từ ngữ và câu nối để liên kết đoạn văn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *HĐ cá nhân- Trao đổi với bạn - GV hướng dẫn - Chủ đề: số phận, phẩm chất người nông dân xã hội cũ - HT: Sử dụng phương thức liên kết. (làm ở nhà) E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG * Hđ cá nhân GV hướng dẫn: - Tìm thông tin trên internet - Thơ Hồ Xuân Hương, Trần Đăng Khoa… * GV yêu cầu hs chuẩn bị bài mới: bài 5: - Đọc A, B (mục 1,2) - Trả lời câu hỏi - Sưu tầm từ ngữ địa phương (Hưng Yên); biệt ngữ XH mà Hs hay sử dụng. (làm ở nhà) * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………