Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Công nghệ gen (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 62: CÔNG NGHỆ GEN (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được khái niệm công nghệ sinh học, công nghệ gen. Nêu được khái niệm kĩ thuật gen. Phân tích được các khâu của kĩ thuật gen. Trình bày được các ứng dụng của công nghệ gen trong các lĩnh vực trong đời sống và sản xuất. Liệt kê các lĩnh vực của công nghệ sinh học. Phân tích được vai trò và triển vọng của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống. Giải thích được quan điểm của bản thân về sử dụng thực phẩm biến đổi gen. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận. 3. Thái độ Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS). Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Công nghệ gen Công nghệ sinh học III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Trả lời các câu hỏi thứ hai trong phần HĐ khởi động SHDH trang 176. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động Có vì đây là sự đột biến tự nhiên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Ứng dụng công nghệ gen GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi ở mục a. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi ở mục b. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức I. CÔNG NGHỆ GEN 2. Ứng dụng công nghệ gen a. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới - Các bước chuyển gen để tạo chủng vi sinh vật mới có thể là: Cắt đoạn gen chuyển kháng sinh/ vitamin/… từ sinh vật cho ; tách plasmit từ tế bào vi khuẩn E.coli; tạo ADN tái tổ hợp; chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli. - Tìm hiểu và nêu một số ứng dụng công nghệ gen trong tạo chủng vi sinh vật mới. b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen - Những ưu điểm của rau, củ, quả biến đổi gen: Năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vật chuyển,… - Nhược điểm của thực vật biến đổi gen: có thể gây thiệt hại môi trường (biến đổi gen cho cỏ dại, chúng sẽ kháng thuốc diệt cỏ và tạo ra nhu cầu biến đổi gen nhiều hơn nữa,..) ; gây ảnh hưởng sức khoẻ con người (việc tiêu thụ các loại thực phẩm biến đổi gen làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm dựa trên người,…); .... - Vì hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người tiêu dùng biết là rất cần thiết. Đây cũng là quy định được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Hoạt động 2: Tạo động vật biến đổi gen GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi ở mục I.3. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: nhận xét, chốt kiến thức 3. Tạo động vật biến đổi gen + Chuyển gen vào động vật có mục đích: cải tạo giống, tạo ra các giống động vật mới nhanh và tốt hơn ; tăng năng suất, tăng sản lượng ; tạo động vật cung cấp nội tạng cho người ghép tạng ;… + Ưu điểm: Tạo động vật chuyển gen có nhiều mục đích và có tác dụng tốt trong cải thiện cuộc sống con người. + Nhược điểm: Việc chuyển một gen vào động vật có thể là rất phức tạp và khả năng gây ra các tác dụng phụ là khó có thể tiên đoán; Các kiểm soát của luật pháp đối với các giá trị của động vật chuyển gen là rất chặt chẽ. Trước khi được sử dụng làm thực phẩm và lưu hành trên thị trường chúng phải vượt qua được các thử nghiệm rất ngặt nghèo về mặt an toàn thực phẩm mà đối với các thực phẩm bình thường thì không cần; khả năng rủi ro của chuyển gen đối với môi trường và hệ sinh thái là tồn tại khi nuôi trồng động vật chuyển gen. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tự đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi sau: + Nêu một số thành tựu của ứng dụng kĩ thuật gen? HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập - Dùng E. Coli và nấm men cấy gen mã hoá, sản xuất kháng sinh và hoocmon insulin. - Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp bêta carooten (tiền vitamin A) vào tế bào cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A. - Ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu bệnh, tổng hợp vitamin A... vào 1 số cây lúa, ngô, khoai, cà chua, đu đủ... D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành câu hỏi phần 1 trong hoạt động vận dụng. D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà viết một bài luận khoảng 500 từ về quan điểm của em trong việc sử dụng sản phẩm biến đổi gen. - Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp E. Hoạt động tìm tòi mở rộng