Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Bài toán dân số. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 13: BÀI TOÁN DÂN SỐ (tiết 1+2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức • Học sinh hiểu được sự gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. • Học sinh hiểu được tác dụng và sử dụng thành thạo dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. • Học sinh hiểu đc đề văn thuyết minh. Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng • Rèn cho học sinh kĩ năng tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. • Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. • Quan sát và nắm được đặc điểm, cấu thành nguyên lí vận hành, công dụng,… của đối tượng cần thuyết minh. 3. Thái độ • Có ý thức tham gia tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh thấy được mối nguy hại của gia tăng dân số. • Có ý thức đặt dấu câu, sử dụng đúng dấu câu trong tạo lập văn bản. • Có rèn các kĩ năng làm bài văn , tích luỹ tri thức để tạo lập văn bản thuyết minh. 4. Định hướng phát triển năng lực • Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. • Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM • Tìm hiểu văn bản: Bài toán dân số • Tìm hiểu về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm • Tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: • Máy chiếu • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu • KT trình bày 1 phút; KT học tập hợp tác; KT phòng tranh; KT động 2. Học sinh: chuẩn bị sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 49 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ nhóm - KT dạy học hợp tác - Quan sát hai bức hình và thực hiện yêu cầu của sgk Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ bức tranh? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV nhận xét, giới thiệu bài mới. Bức tranh dưới đây gợi liên tưởng đến sự bùng nổ dân số thế giới. Một khi dân số gia tăng không giới hạn dẫn đến bùng nổ dân số, trái đất sẽ không đủ nhu cầu đáp ứng tất cả. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp; dạy học nhóm - Định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; GQVĐ và sáng tạo; ngôn ngữ; thẩm mĩ + Năng lực chuyên biệt: năng lực thưởng thức văn học * HĐ cả lớp - Hướng dẫn đọc: - Yêu cầu hs đọc, nhận xét - Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó. ? Văn bản viết về vấn đề gì ? Nhận xét về vấn đề mà văn bản đề cập tới ? ? Vậy văn bản thuộc cụm văn bản nào ? * HĐ cá nhân; máy chiếu - Hãy cho biết: ? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? - HS HĐ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp ? Trong phần mở đầu văn bản, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình được nêu ra như thế nào? ? Thái độ của tác giả trước hai ý kiến trên ntn? Tìm câu văn, từ ngữ? ? Em hiểu sáng mắt ra là như thế nào? - Gv: giảng (Nghi ngờ, không tin nhưng cuối cùng cũng hiểu ra , nhận ra bản chất của vấn đề như là sự giác ngộ ) ? Nhận xét BPNT? Tác dụng? ? Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả? tác dụng ? ? Qua tìm hiểu, tác giả cho ta thấy vấn đề dân số được đặt ra từ bao giờ? * HĐ cặp - KT HT hợp tác - Đọc đoạn đầu của phần 2 và trả lời câu hỏi: ? Để làm rõ vấn đề gia tăng dân số, tác giả đã dẫn ra câu chuyện gì? Hãy tóm tắt câu chuyện đó ? Câu chuyện về số thóc trong ô bàn cờ khiến em liên tưởng đến điều gì? Vì sao? ? Nhận xét về cách lập luận của tác giả ? Tác dụng ? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá * HĐN- KT chia nhóm (chia theo STT); KT học tập hợp tác; máy chiếu - Trả lời câu hỏi sau: ? Để làm rõ sự gia tăng dân số, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? ? Ở đây, nhận xét về các luận cứ tác giả đưa ra và phương pháp thuyết minh được sử dụng ? Qua đó, em hình dung như thế nào về tốc độ gia tăng dân số? - HS hoạt động - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn kiến thức, HS tự nhận xét, đánh giá * Bình * HĐ cả lớp ? Từ sự gia tăng dân số, tác giả đưa ra lời đề nghị nào? ? Đánh giá như thế nào về ý kiến trên? ? Qua văn bản này, em cảm nhận được điều gì về tác giả? * HĐCL- KT trình bày 1 phút; máy chiếu ? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản ? Qua văn bản, em nhận biết và hiểu được điều gì? - Chuẩn xác trên máy chiếu I. Tìm hiểu VB "Bài toán dân số" 1. Đọc- tìm hiểu chú thích + Đọc + Chú thích 2. Tìm hiểu chung về văn bản - Văn bản nhật dụng - PTBĐ: nghị luận- tự sự, thuyết minh - Bố cục: 3 phần: + MB: vấn đề chính-Bài toán dân số và vấn đề kế hoạch hoá gia đình. + Thân bài:triển khai VĐ: Tình hình gia tăng dân số + Kết bài: vấn đề chính đc chốt lại- Lời kêu gọi hạn chế bùng nổ dân số 3. Phân tích 3.1. Giới thiệu về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình - Giới thiệu vấn đề: đưa ra 2 hai ý kiến: + Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình được đặt ra từ thời cổ đại + Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới đặt ra từ vài chục năm gần đây. - Thái độ: không tin-> sáng mắt ra - Nghệ thuật: + Ẩn dụ -> sự giác ngộ + Đặt vấn đề độc đáo-> Bất ngờ, , lôi cuốn sự chú ý + Nghị luận + tự sự * Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được đặt ra từ rất lâu đời 3.2. Tình hình gia tăng dân số a. Vấn đề dân số được nhìn từ bài toán cổ - Kể việc kén rể của nhà thông thái - Sự gia tăng dân số… - Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố tự sự làm luận cứ -> Tạo sự hấp dẫn , người đọc dễ dàng hình dung được tốc độ gia tăng dân số. b. Sự gia tăng dân số hiện nay * Sự gia tăng dân số: + Thuở khai thiên lập địa: 2 người + Năm 1995 có: 5,63 tỉ người - Nghệ thuật: Phương pháp dùng số liệu -> Tốc độ gia tăng dân số nhanh * Phụ nữ có khả năng đẻ rất nhiều con. + Một số nước châu Á, Phi tỉ lệ sinh con cao + Phấn đấu mỗi gia đình có hai con là rất khó . -> Gia tăng dân số gắn liền với đói nghèo, lạc hậu + 2015, dân số thế giới xấp xỉ là 7 tỉ người -> Lo ngại vì tốc độ gia tăng dân số quá nhanh - Nghệ thuật: + Luận cứ xác thực; lập luận thuyết phục + Thuyết minh bằng liệt kê, so sánh, phân tích, nêu ví dụ, dùng số liệu. * Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến nguy cơ bùng nổ dân số 3.3. Lời kêu gọi - Hạn chế sự gia tăng dân số - là con đường tồn tại của loài người * Lời kêu gọi khẩn thiết, xuất phát từ nhận thức đúng đắn về hiểm họa của sự bùng nổ dân số - Tác giả: Trách nhiệm với cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người. 3.4 . Tổng kết - Nghệ thuật + Kết hợp nghị luận với thuyết minh, tự sự + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục + Sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh - Nội dung C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Năng lực: tự học; năng lực giao tiếp * HĐ cá nhân - Thực hiện yêu cầu của bài tập 1 - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn xác, nhận xét, đánh giá * HĐ cả lớp - Đọc các ý kiến và nêu quan điểm của em Bài 1 - Cách 1: chú trọng giới thiệu nội dung truyền tải từ vb - Cách 2: chú trọng hình thức trình bày của vb Bài 2 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: vấn đáp; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo * HĐ cộng đồng - Về nhà em trao đổi với người thân để tìm ra ba nguyên nhân dẫn đến gia tăng dân số và đề xuất giải pháp khắc phục E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mỗi tổ sẽ vẽ một bức tranh về chủ đề dân số Hướng dẫn học tập - Học bài và nhớ được những tác hại củaviệc gia tăng dân số quá nhanh - Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của việc gia tăng dân số và biện pháp phòng tránh - Chuẩn bị Bài toán dân số (tiếp theo): tìm hiểu về tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm + Đọc ví dụ + Xác định tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 12: BÀI TOÁN DÂN SỐ (tiết 2) Tiết 50 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cá nhân - KT hỏi chuyên gia - Thành lập nhóm chuyên gia - Các cá nhân trong lớp sẽ đặt câu hỏi cho nhóm chuyên gia về các dấu câu và công dụng của các dấu câu đã học - Lớp chấm điểm cho nhóm chuyên gia - GV nhận xét, đánh giá -> Giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác * HĐ nhóm - KT mảnh ghép; máy chiếu Giao nhiệm vụ: - Vòng 1: + N1,2: tìm hiểu ví dụ 1: công dụng của dấu ngoặc đơn + N3,4: tìm hiểu ví dụ 2: công dụng của dấu hai chấm - Vòng 2: Trình bày công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV chuẩn kiến thức, nhận xét, đánh giá - GV chốt ghi nhớ II. Tìm hiểu về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 1. Ví dụ a. Dấu ngoặc đơn - VD1 + Dấu ngoặc đơn đánh dấu các từ, cụm từ có tác dụng giải thích, bổ sung thông tin làm sáng rõ ý nghĩa của từ ngữ trong câu, văn bản. + Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn đi thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích đó không thay đổi . - VD2 + Dấu ngoặc đơn đánh dấu các dấu câu thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai, nghi ngờ của người nói về đối tượng được nói đến trong câu. b. Dấu hai chấm - VD1: + Dấu hai chấm: đánh dấu (báo trước) lời trích dẫn trực tiếp, lời đối thoại. + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích , TM cho một phần trước nó . - VD2: + Đánh dấu (báo trước) lời trích dẫn trực tiếp + Đánh dấu ( báo trước) phần thuyết minh cho một phần + Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm thông tin cho một phần trước đó 2. Ghi nhớ * Lưu ý: - Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp thì dấu hai chấm dùng kèm với dấu ngoặc kép; đánh dấu (báo trước) lời đối thoại thì dấu hai chấm dùng kèm với dấu gạch ngang. - Trong một số trường hợp dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn có thể thay thế cho nhau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác * HĐ cá nhân; máy chiếu - Đọc và thực hiện yêu cầu của bài tập 1 ? Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các đoạn văn sau: sgk - HS làm bài - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá a. - Dấu hai chấm: đánh dấu phần thuyết minh cho một phần trước đó - Dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích b. Dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Năng lực: tự học và tự chủ * HĐ cá nhân; máy chiếu - Viết một đoạn văn giới thiệu một tác giả văn học trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - HS làm bài - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác; các cặp nhận xét, đánh giá chéo Bài 1 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Tìm trong văn bản Tôi đi học những chỗ tác giả sử dụng dấu ngoặc đơn và cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn được sử dụng * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn lại kiến thức của VB - Ôn lại tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. - Chuẩn bị bài 13: - Đọc mục 4, trả lời câu hỏi - Đọc phần luyện tập, dự kiến câu trả lời Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 12: BÀI TOÁN DÂN SỐ (tiết 3+4) Tiết 51 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp vấn đáp - Định hướng phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác * HĐ cả lớp ? Thế nào là văn bản thuyết minh ? Cách làm bài văn thuyết minh -> Giới thiệu bài mới B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Định hướng phát triển năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác - Chiếu một số đề văn thuyết minh + Đề 1: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam. + Đề 2: Thuyết minh về chiếc bút bi. + Đề 3: Giới thiệu về một trò chơi dân gian. + Đề 4: Trình bày cách làm một món ăn dân tộc. + Đề 5: Thuyết minh về con trâu. * HĐ cặp - KT học tập hợp tác - Đọc kĩ các đề văn trên và trả lời câu hỏi ? Có thể xếp các đề văn trên vào đề văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận được không vì sao ? Các đề văn trên có đặc điểm gì chung - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, chuẩn xác ? Vậy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì - Chuẩn kiến thức * HĐ cá nhân- GV, HS ĐG - Quan sát đề bài và gạch chân những từ ngữ then chốt ? Xác định kiểu bài, nội dung, phạm vi kiến thức? ? Vậy để tìm hiểu đề bài văn thuyết minh, ta cần tìm hiểu những gì? - HS hoạt động - HS trình bày, nhận xét - GV nhận xét, chuẩn xác * HĐ cá nhân - Xác định các ý trình bày trong bài - HS hoạt động - HS trình bày - GV chuẩn kiến thức ->Đây cũng là những ý chính của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ? Vậy một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng cần nêu được những ý nào - GV chuẩn kiến thức * HĐN nhỏ- KT học tập hợp tác; máy chiếu - Xác định bố cục của văn bản? Từ đó em có nhận xét gì về nhiệm vụ của từng phần - HS hoạt động - HS trình bày - GV chuẩn kiến thức; HS và GV nhận xét, đánh giá. ? Qua phân tích ví dụ, em thấy một bài văn thuyết minh có bố cục như thế nào? Nhiệm vụ của từng phần? - GV chuẩn kiến thức * HĐCL ? Bài văn đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ? Nhận xét các phương pháp thuyết minh được sử dụng ? Nhận xét ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản ? Các bước làm một bài văn thuyết minh ? Những điều cần lưu ý khi thực hiện các bước - Chuẩn xác trên máy chiếu III. Tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh 1. Đề văn thuyết minh - Các đề văn đã cho: + Không yêu cầu kể lại sự việc; không miêu tả, tái hiện sự vật; không nhằm bộc lộ tình cảm cảm cảm xúc hay bày tỏ quan điểm tư tưởng + Nêu lên đối tượng: con người (một gương mặt trẻ của thể thao VN), đồ vật (chiếc bút bi), con vật (con trâu), món ăn dân tộc, một trò chơi… + Yêu cầu: giới thiệu, thuyết minh, trình bày tức là người làm bài phải trình bày các tri thức về đối tượng -> Các đề văn trên là đề văn thuyết minh 2. Cách làm bài văn thuyết minh 2.1. Xét VB “ Xe đạp” a. Tìm hiểu đề - Kiểu bài : thuyết minh - Đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp - Phạm vi kiến thức: kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, lợi ích của xe đạp -> Xác định kiểu bài, nội dung, phạm vi KT b. Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý - Cấu tạo của xe đạp - Nguyên tắc hoạt động - Công dụng, lợi ích của xe đạp * Lập dàn ý - MB: Giới thiệu về xe đạp -> Giới thiệu chung về đối tượng - TB: + Trình bày về cấu tạo của xe đạp + Trình bày về nguyên tắc hoạt động của xe đạp + Trình bày về lợi ích của xe đạp -> Trình bày tri thức khách quan về đối tượng. - Kết bài: Tin tưởng vào tương lai phát triển của xe đạp -> Ý nghĩa, vai trò của đối tượng trong đời sống c. Xác định các phương pháp thuyết minh - Phân tích - Phân loại - Liệt kê - So sánh -> Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp d. Viết bài - Ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu 2.2. Ghi nhớ Tiết 52 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp: phân tích ngữ liệu, rèn luyện theo mẫu; vấn đáp; dạy học hợp tác - Năng lực: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác * HĐ cặp - KT học tập hợp tác; máy chiếu - Dựa vào hệ thống câu hỏi sau, hãy tìm ý cho bài văn ? Cây hoa đào có nguồn gốc từ đâu ? Cây đào có những đặc điểm gì, các loại cây hoa đào. ? Hoa đào có những công dụng và ý nghĩa gì ? Cách trồng và chăm sóc hoa đào như thế nào * HĐN- KT phòng tranh - Từ phần tìm ý ở trên, hãy làm dàn ý cho bài văn - HS HĐ - HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện - GV chuẩn xác; HS tự nhận xét, đánh giá Bài tập 1 Đề bài: Thuyết minh về cây hoa đào a. Tìm ý - Xuất xứ của cây hoa đào - Đặc điểm, phân loại cây hoa đào - Công dụng, ý nghĩa của cây đào - Cách thức trồng , chăm sóc b. Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu cây hoa đào * Thân bài: + Xuất xứ của cây hoa đào + Đặc điểm, phân loại cây hoa đào + Công dụng, ý nghĩa của cây đào + Cách thức trồng , chăm sóc * Kết bài: cảm nghĩ của em về cây hoa đào. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hình thức tổ chức Nội dung - Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Năng lực: tự học và tự chủ * HĐ cá nhân; máy chiếu - Viết một đoạn văn trình bày công dụng, ý nghĩa của cây hoa đào Bài 1 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Viết một bài văn hoàn chỉnh thuyết minh về cây hoa đào * Hướng dẫn học ở nhà - Học bài nhớ được bố cục của một bài văn thuyết minh - Tìm đọc bài văn thuyết minh về bút bi, cây nhãn - Chuẩn bị chương trình địa phương: + Đọc văn bản + Các giai đoạn phát triển của văn học Hưng Yên + Thành tựu nổi bật trong mỗi giai đoạn