Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 20: ARN, MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nêu được định nghĩa gen và mối quan hệ giữa gen và ARN. So sánh được cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN và ARN. Giải thích được quá trình truyền thông tin di truyền gen đến ARN. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tư duy trừu tượng. 3. Thái độ Tích cực tìm tòi và vận dụng kiến thức, giải được các bài tập liên quan. 4. Năng lực, phẩm chất Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Cấu tạo hóa học của ARN. Các loại ARN, cấu trúc không gian và chức năng của ARN. Quá trình tổng hợp ARN III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Bài soạn, Hình 20.1- 20.5. Giấy A0, bút dạ… 2. Học sinh Nghiên cứu trước bài học. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp DH Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi. V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, trả lời các câu hỏi thứ nhất trong HĐ khởi động SHDH trang 103. + Gen là gì? + Làm thế nào để thông tin di truyền trong các gen được biểu hiện thành các tính trạng này? HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên. + Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động + Gen là 1 đoạn của phân tử ADN. + Gen phiên mã tạo ARN, dịch mã tạo protein. Các protein thực hiện chức năng để biểu hiện tính trạng của sinh vật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. Hoạt động 1: Cấu tạo hóa học của ARN GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: + Quan sát hình 20.1. + Trả lời các câu hỏi I.1SHDH trang 104. HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm - Thành phần hóa học: + Mỗi Nu trong ARN gồm: đường 5 cacbon (ribozo), gốc photphat, bazo nito (A, U, G, X) + Các Nu này liên kết theo 1 mạch giữa đường ở Nu trước với nhóm photphat ở Nu sau. - So sánh thành phần hóa học của ADN: Giống nhau: + Đều gồm 3 phần (đường 5 cabon, nhóm photphat, bazơ nitơ) + Đều gồm 5 nguyên tố: C, H, O, N, P Khác nhau: + ADN: đường đêôxiribôzơ, bazơ nitơ (A, T, G, X) + ARN: đường ribôzơ, bazơ nito (A, U, G, X) GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức I. ARN (AXIT RIBÔNUCLÊIC) 1. Cấu tạo hóa học của ARN - Các nuclêôtit trong ARN liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân bằng liên kết hoá trị bền vững. ARN là đại phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, được cấu thành từ đơn phân là các nuclêôtit A, G, X, U. Hoạt động 2: Các loại ARN, cấu trúc không gian của ARN GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm: + Quan sát hình 20.2, 20.3. + Trả lời các câu hỏi trong SHDH phần I.2 trang 104. HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm - Hình 20.2: Những loại ARN tham gia vào quá trình trong hình là: mARN, tARN, rARN - Hình 20.3: cấu trúc của các ARN là: + mARN: các Nu liên kết với nhau dạng mạch thẳng + rARN: là một chuỗi polinucleotit mạch đơn, nhưng có vài vị trí các Nu liên kết bổ sung với nhau, 2 đầu tự do + tARN: là một chuỗi polinucleotit mạch đơn, nhưng có 3 vị trí các Nu liên kết bổ sung với nhau tạo các chùy (chùy thứ 2 chứa bộ ba đối mã với bộ ba trên mARN), đầu 3' liên kết với các axit amin tương ứng. - Các đoạn mạch kép trong ARN chỉ tồn tại trong rARN và tARN, là các đoạn rất ngắn có sự liên kết bổ sung giữa các Nu: + A liến kết với T bằng 2 liên kết H + G liên kết với X bằng 3 liên kết H GV: nhận xét, chốt kiến thức 2. Các loại ARN, cấu trúc không gian của ARN - Có 3 loại ARN tham gia vào các quá trình được mô tả trong hình là mARN, tARN và rARN. + mARN là một sợi xoắn đơn, thẳng, ngắn nhất; + tARN là một sợi xoắn cuộn, tạo những thuỳ tròn, có các nuclêôtit liên kết ngang theo nguyên tắc bổ sung A – U, G – X và ngược lại. + rARN có kích thước lớn nhất, cấu trúc là một sợi xoắn cuộn trong không gian. Các nuclêôtit liên kết ngang theo nguyên tắc bổ sung A – U, G – X và ngược lại. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân: + Hoàn thành bài tập 1, 2 ở phần hoạt động luyện tập trong SHDH trang 106. HS: Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ GV giao. + Đại diện một vài HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập Câu 1: a) ADN – ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit, chạy song song và ngược chiều nhau, xoắn đều đặn quanh trục của phân tử. Chiều xoắn từ trái qua phải, ngược với chiều của kim đồng hồ. – Đường kính của mỗi vòng xoắn là 2nm. – Chiều cao của vòng xoắn là 3,4nm gồm 10 cặp. – Chiều dài của phân tử có thể đạt tới hàng chục hàng trăm µm. – Giữa hai mạch đơn của ADN được cấu trúc theo NTBS: A của mạch này liên kết với T của mạch kia = 2 liên kết hiđrô (và ngược lại). G của mạch này liên kết với X của mạch kia = 3 liên kết hiđrô (và ngược lại). b) ARN – Tuyệt đại đa số các phân tử ARN chỉ được cấu trúc bởi một chuỗi pôlinuclêôtit nhưng nhiều đoạn của phân tử tARN và rARN có thể bắt cặp bổ sung với nhau tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ. – Trên phân tử ARN, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste, nối giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. – Các loại ARN khác nhau có cấu trúc khác nhau. Câu 2: Đặc điểm chung giữa ADN và ARN là: B. Chuỗi liên kết giữa đường 5C và gốc phôtphat. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà hoạt động cá nhân nghiên cứu trả lời câu hỏi 1 ở phần HĐ vận dụng trong SHDH trang 107. + Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp. HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân 2. Phương pháp: dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân đọc đoạn thông tin ở phần HĐ tìm tòi mở rộng trang 107. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng