Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Về luân lí xã hội nước ta. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Đọc văn

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI NƯỚC TA

(Trích: Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Chu Trinh)

 

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề xã hội rút ra từ văn bản.

d/Vận dụng cao:

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn nghị luận;

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận xã hội;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản nghị luận hiện đại;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản nghị luận hiện đại;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa thời sự của bài văn nghị luận;

-Biết trân quý những giá trị văn hóa tinh thần mà bài văn nghị luận đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn nghị luận hiện đại Việt Nam .

 

  1. Nội dung trọng tâm

1.Kiến thức

      -Hiểu và nắm được tinh thần yêu nước và mối quan tâm đặc biệt của Phan Châu Trinh tới vấn đề dân trí khi kêu gọi nhân dân gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta

        - Thấy được sức thuyết phục của bài diễn thuyết qua đoạn trích

  1. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản chính luận.

  1. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và tôn trọng những tư tưởng tiến bộ.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại Việt Nam.

- Năng lực đọc – hiểu  các văn nghị luận hiện đại Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại Việt Nam.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của văn nghị luận của Phan Chu Trinh.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Phan Chu Trinh với các tác tác giả khác;

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

         -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Phan Châu Trinh

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Nhân vật nào là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Lí giải? (5 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 & 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Phan Châu Trinh

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Các em đã được học hai tác phẩm chính luận là “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nên đã biết văn chính luận viết nhằm mục đích gì? Có tác dụng ra sao đối với tư tưởng người đọc? Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, ... đều ít nhiều dùng văn chính luận để tuyên truyền, phổ biến, thể hiện chủ trương, đường lối cách mạng của mình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của một tác phẩm chính luận để cảm nhận tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh và hiểu sâu hơn về nghệ thuật viết văn chính luận. Trước hết chúng ta tìm hiểu vài nét về tác giả Phan Châu Trinh.

 

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 70 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm

1.Tác giả:

GV đặt câu hỏi

Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?

HS trả lời:

- Phan Châu Trinh, tự Tự Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Quê …

- Là người nổi tiếng thông minh từ bé, có ý thức trách nhiệm đối với đất nước ngay từ tuổi thanh niên

 - Chủ trương cứu nước: bất bạo động  tuy không thành nhưng nhiệt huyết của ông ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc đầu thế kỉ XX.

GV nhận xét, chốt lại ý chính.

 2. Tác phẩm .

GV đặt câu hỏi:

? Tác phẩm thuộc thể loại gì ? Những hiểu biết của em về tác phẩm trên ?

? Vị trí đoạn trích?

?  Bố cục đoạn trích ?

HS trả lời

-  Thể loại: văn chính luận

-  Nội dung: bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống

Đoạn trích:

-  Vị trí: phần 3 của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây”.

- Bố cục: 3 đoạn

 - Đoạn 1: Khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội (hiện trạng)

 - Đoạn 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của ta so với phương Tây (biểu hiện)

 - Đoạn 3: Chủ trương truyền bá XHCN cho người Vệt nam (giải pháp)

GV nhận xét, chốt lại ý chính

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Phan Châu Trinh (1872-1926).

- Ông là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX, ông luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng.

 - Thơ văn của Phan châu Trinh là thơ văn tuyên truyền, vận động đồng bào làm cách mạng cứu nước, cứu dân.

 

 

 

2. Tác phẩm

a. Vị trí: phần 3 của bài diễn thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây (5 phần) được ông diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại Sài Gòn.

b. Bố cục: 3 đoạn

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

1. Đoạn 1.

Nhóm 1:  Luân lí xã hội là gì? Mở đầu đoạn trích tác giả khẳng định vấn đề gì ? Nhận xét cách nêu và phân tích luận điểm của tác giả ?

 

 

GV nhận xét, bổ sung.

 

 

Nhóm 2: Em hiểu câu “một tiếng bè bạn không thể thay cho luân lí xã hội được” thế nào ? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào ?

GV:

“Bình thiên hạ”:không phải là cai trị xã hội, đè nén mọi người mà góp phần làm cho xã hội no đủ, giàu có.

GV nhận xét và bổ sung.

 

2. Đoạn 2

Nhóm 3: Tác giả so sánh hai nền luân lí xã hội của ta và phương Tây như thế nào? Nêu mục đích, dẫn chứng và tác dụng của nó ?

 

 

GV nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 4: nguyên nhân nào dân ta không biết đoàn thể, không trọng công ích ? Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong đoạn này ?

 

 

 

 

 

GV nhận xét, bổ sung.

 

 

 

3. Nêu giải pháp

GV: Giải pháp của Phan Châu Trinh là gì ? Nhận xét về giải pháp đó ?

 

  

 

GV nhận xét, chốt ý.

II/ Đọc - hiểu văn bản:

1. Đoạn 1: Nêu hiện trạng ở nước ta, khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. (10phút)

- Tác giả khẳng định: “Xã hội luân lí ở nước ta tuyệt nhiên không có”.

 - Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí.

 - Tác giả còn phủ nhận sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người:

+ Quan hệ bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội.

+ Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch và  mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”

 cách vào đề bôc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác, sắc sảo và thức thời

2. Chỉ ra những biểu hiện cụ thể để làm sáng tỏ ý đã khẳng định. (10 phút)

-Hiện trạng: Không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì ( Ta) ><  Rất thịnh hành và phát triển (C. Âu)

- Dẫn chứng:  phải ai tai nấy, ai chết mặc ai…(Ta)   >< quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể bị xâm hại thì họ tìm mọi cách lấy lại công bằng.

- Nguyên nhân: do chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ.

-  Nguyên nhân của việc dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:

+ ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức.

+ Lũ vua quan phản động, thối nát đã tìm cách “phá tan tành đoàn thể của quốc dân”.

- Tác giả đả kích vào bản chất phản động, thối nát của vua quan: Không quan tâm đếndân, muốn dân tối tăm để dễ dàng thống trị, vơ vét.

- Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén thể hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế.

 Tấm lòng của người có lòng yêu nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của dân, quan tâm đến vận mệnh dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế thật tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để.

3. Nêu giải pháp

- Muốn nước Việt Nam độc lập tự do:

 + Dân Việt Nam phải có đoàn thể

 + Đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong nhân dân giải pháp rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.   

GV nhận xét, bổ sung.

 

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật đoạn trích ?

Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật:

      Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng; lúc kiên quyết, lúc đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.

 2. Ý nghĩa văn bản:

Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

     

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu ( 1901), làm quan một thời gian rồi từ quan, đi làm cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt ( duy tân ), làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nên nền độc lập quốc gia. Tuy con đường ấy có phần ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của Phan Châu Trinh rất đáng khâm phục. Năm 1908, ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Ba năm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành. Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất(...)

 Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào ; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914), Xăng-tê thi tập (1914 – 1915), Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915),Thất điều trần (1922), Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)...

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây ( gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Gài Gòn( nay là Thành phố Hồ Chí Minh) (...)

( Trích Về luân lí xã hội ở nước ta, Tr 85, SGK Ngữ văn 11, Tập II, NXBGD 2007)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

1/ Văn bản trên có mấy ý chính ? Đó là những ý gì ?

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì ?

3/ Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta được gọi là bài diễn thuyết. Anh( chị ) hiểu thế nào là diễn thuyết ?

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Trả lời:

1/ Văn bản trên có hai ý chính: Khái quát về tiểu sử tác giả, sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta .

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản trên là thuyết minh.

3/ Diễn thuyết là hình thức giao tiếp với công chúng, thường được các nhà chính trị dùng để khẳng định, phổ biến một tư tưởng, một quan niệm, một đường lối chính trị, kinh tế, văn hoá nào đó. Người diễn thuyết có sức thuyết phục, diễn giả phải nắm chắc đối tượng người nghe, xác định chủ đề của bài nói rõ ràng, lập luận khúc chiết, ngôn ngữ có thể dung dị hay bóng bẩy nhưng không quá trừu tượng, khó hiểu. Đặc biệt, tâm huyết của người diễn thuyết phải được thể hiện rõ trong giọng điệu, nhịp điệu, ngữ điệu của bài nói. Như vậy, tài hùng biện phải đi đôi với sự sâu sắc của tư tưởng và sự nồng nhiệt của cảm xúc.  

 

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh  trong cuộc sống hôm nay.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

            -Nội dung: Từ chủ trương cứu nước có phần ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của Phan Châu Trinh đã được nêu trong văn bản, học sinh bày tỏ suy nghĩ về về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của Đảng ta hôm nay. Cụ thể : Giải thích mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là gì ? Ý nghĩa của mục tiêu đó ? Tuổi trẻ phải nhận thức và hành động cụ thể như thế nào để góp phần thực hiện mục tiêu đó ?

 

 

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Tìm đọc toàn bộ văn bản

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Sưu tầm qua sách tham khảo.

 

4. Hướng dẫn về nhà  (1 phút)

  1. Củng cố:

- Em cảm nhận được gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích ?

+ Đau đáu vì dân, vì nước, xót thương, căm giận và thức tỉnh

+ Tầm nhìn xa trông rộng, tiến bộ: kết hợp truyền bá tư tưởng XH gây dựng tinh thần đoàn thể với sự nghiệp đấu tranh giành tự do, độc lập cho đất nước, dân tộc.

- Khái quát nội dung và đặc sắc nghệ thuật đoạn trích ?

+ Đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

+  Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, lúc mềm mỏng, lúc kiên quyết đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

  1. Dặn dò:

- Nắm nội dung chính, học những nội dung chính ghi trong vở.