Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Thao tác lập luận bình luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần 27 : Tiết 99 – Tập làm văn
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, bình luận;
b/ Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận bình luận trong những ngữ liệu cho trước
c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận bình luận;
d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận bình luận
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận bình luận
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác bình luận
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác bình luận
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
- Kĩ năng
Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh khi hành văn
- Thái độ: rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận.
- Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS thể hiện quan điểm cá nhân khi bình luận vấn đề
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một vấn đề cần bình luận và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt, bình luận những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.
-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1/Thầy
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Ngữ liệu liên quan thao tác lập luận so sánh ;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ: Chi tiếtcái bao trong tác phẩm Người trong bao của Sê khôp có ý nghĩa gì? ( 5 phút)
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò |
- GV giao nhiệm vụ: Đoạn văn sau đây bình luận vấn đề gì? Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt lẫn linh hồn con người. Chí xách dao ra đi và đâm chết bá Kiến, đồng thời kết liễu cuộc đời mình. Ban đầu ai cũng nghĩ Chí cầm dao đi đến nhà thị Nở, nhưng bước chân đã đưa Chí đến nhà bá Kiến. Việc giết bá Kiến và tự sát không phải là hành động mù quáng do hơi men mang đến. Thực sự Chí đã thức tỉnh. Khi thức tỉnh, Chí biết mình không thể đập phá, chém giết như trước. Chí muốn lương thiện nhưng ai cho Chí lương thiện? Kẻ thù của Chí đâu phải chỉ là một mình bá Kiến hay bà cô thị Nở, mà là cả xã hội thối nát, tàn bạo đương thời. Đồng thời, chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của một con người - quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bán bộ mặt người và linh hồn cho quỷ dữ; đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí lại phải đánh đổi cả sự sống của mình. Với Chí, niềm khát khao được sống lương thiện còn cao hơn cả mạng sống.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Bình luận về cái chết của Chi Phèo. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong bài nghị luận xã hội hoặc NLVH, việc bình luận về những vấn đề theo yêu cầu đề ra đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Nắm vững thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận của người viết.
|
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
|
* Thao tác 1 : Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác bình luận. GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi: -Trong đời sống, chúng ta có thường gặp từ bình luận không? Thử giải thích ý nghĩa của từ bình luận trong các trường hợp ấy. -Bình luận khác giải thích và chứng minh ở điểm nào? -Yêu cầu để bình luận có sức thuyết phục là gì? -Vai trò và tầm quan trọng của việc thành thạo kĩ năng bình luân. HS trao đổi, thảo luận và trả lời: Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp từ bình luận trong các trường hợp như: bình luận thời sự, bình luận thể thao, bình luận quân sự... Trong các trường hợp này, từ bình luận có nghĩa là "bàn luân, đánh giá" về các vấn đề thời sự trong nước hoặc quốc tế, về các vấn đề có liên quan đến thể thao, quân sự. |
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN: 1. Mục đích: Đánh giá, bàn luậnà xác định phải trái, dở hay, đúng sai, phải có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại. 3. Yêu cầu: - Bàn luận và đánh giá với những ai biết và quan tâm về điều cần bình luận. - Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng về điều được nêu ra và thật lòng muốn thuyết phục mọi người nghe theo sự đánh giá bàn luận của mình.
|
|
GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II trong SGK và trả lời câu hỏi: Một bài bình luân thường có mấy bước? Nội dung của mỗi bước là gì? HS trao đổi, thảo luân và trả lời: Một bài bình luận thường có ba bước như sau: Bước thứ nhất: Nêu vấn đề cần bình luận. Bình luân yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận. Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận. Bước thứ hai: Đánh giá vấn đề cần bình luận. Có thể chọn một trong ba cách đánh giá sau: Đứng hẳn về một phía mà mình tin là đúng để kiên quyết bác bỏ cái sai. Kết hợp phần đúng và loại bỏ phần sai của mỗi phía để tìm ra một "tiếng nói chung" trong sự đánh giá. Đưa ra một cách đánh giá của riêng mình. Bước thứ ba: Bàn về vấn đề cần bình luận. Có thể chọn một trong ba cách bàn luận sau: Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước vấn đề vừa được nhận xét, đánh giá. Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang tham gia bình luận với mình. Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà vấn đề được bình luận có thể gợi ra.
Tìm hiểu cách bình luận. GV: Người đọc không tiếp nhận hứng thú lòi bình luận về một hiện tượng một khi họ còn mơ hồ về chính hiện tương được đưa ra bình luận. GV: Không nên cố trình bày hiện tượng đời sống cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, người đọc cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, vô tư. GV: Cho HS trao đổi và lựa chọn câu trả lời phù hơp.
|
II. CÁCH BÌNH LUẬN: 1. Bước thứ nhất: Nêu hiện tượng cần bình luận. - Đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu bình luận . 2. Bước thứ hai: Đánh giá hiện tượng cần bình luận. - Đề xuất chứng tỏ được ý kiến nhận định đánh giá của mình là xác đáng. 3. Bước thứ 3: Bàn về hiện tượng cần bình luận. - Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
|
|
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2. - Mục đích giải thích: Giúp người đọc hiểu được nhận định được nêu. - Mục đích chứng minh: Giúp người ta tin rằng nhận định ấy là có căn cứ trong sự thật.- Yêu cầu giải thích: Dễ hiểu. - Yêu cầu chứng minh: nhiều dẫn chứng phong phú đáng tin cậy. Thao tác 2: Tổ chức cho HS luyện tập: Nhóm 1+2: Bài tập 1 Nhóm 3+4: Bài tập 2 |
Bài tập 1 - Bình luận không phải là sự -kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Vì mục đích của bình luận là giúp người đọc, người nghe đánh giá hiện tượng được chính xác, toàn diệncông bằng và bình luận cùng họ về những ý kiến sâu rộng bằng ý sắc sảo chặt chẽ của riêng mình. - Bình luận chỉ dành cho những người đã biết đã có những ý kiến của họ khác với ý kiến của người bình luận. - Yêu cầu bình luận: trôi chảy, hấp dẫn, giaù nhiệt tình thuyết phục. Bài tập 2: Đây là đọan bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay vì: - Người viết nêu rõ chủ kiến của mình trước vấn đề tai nạn giao thông hiện nay. - Nội dung bình luận được triển khai: + Phân tích đúng sai, đánh giá, tìm nguyên nhân (đoạn 1,2,3) + Mở rộng vấn đề ( tác hại sâu xa đối với đất nước và hội nhập quốc tế) đoạn 4,5. - Đề xuất giải pháp (đoạn 6). Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
|
& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Bài tập 3 trang 74 - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
Đối với con người thì việc hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là đạo đức. Đạo đức không thể là những lời hô hào suông, không phải là những lời nói văn vẻ tầm chương trích cú, không phải là bằng cấp cao, địa vị cao... Bởi vì có những "nhà nho suốt đời đọc sách" mà đối nhân xử thế lại "còn tệ hơn những người quê mùa chất phác". Những kẻ mù luật thì càng ở địa vị cao càng dễ phạm tội và càng gây ra nhiều nỗi oan khiên, đau khổ cho muôn dân. Vì vậy, tiêu chí hàng đầu để cất nhắc ai đó phải là tiêu chí giỏi luật, chí công vô tư. Chí công vô tư là đức trời cao cả mà con người phải suốt đời phấn đấu, rèn luyện mới có được! Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng, mọi công dân nói chung là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hệ thống giáo dục của một xã hội văn minh bởi "trong luật cái gì cũng công bằng, hợp với đức trời". Khi con người biết sống và làm việc "hợp với đức trời" tức là khi họ đã sống hài hoà với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, tức là khi họ đã biết tự phán xử những lỗi lầm của mình để kịp thời dừng lại, trước khi có ý nghĩ hoặc hành vi phạm tội!
|
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn bình luận ý sau: Mỗi người phải biết sống khẩn trương, mãnh liệt, tận hưởng và cống hiến trong từng khoảnh khắc thời gian hiện tại.
- HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
- Mỗi người phải biết sống khẩn trương, mãnh liệt, tận hưởng và cống hiến trong từng khoảnh khắc thời gian hiện tại. + Thời gian luôn là kẻ thù của con người. Thời gian theo quan niệm của Xuân Diệu: trôi chảy vĩnh viễn, không bao giờ trở lại. Tuổi trẻ của con người cũng chỉ có một lần rồi tàn phai. + Vì vậy mỗi người phải biết quý trọng thời gian, biết tận dụng thời gian để sống và làm việc, biết sống có ý nghĩa cho mình, cho gia đình và xã hội. Tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, ăn chơi, đắm mình trong những trò chơi vô nghĩa, sa vào những tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, rượu chè,... + Muốn làm được điều đó, mỗi người phải xác định cho mình mục đích, lí tưởng sống và hành động đúng đắn. + Có sống hết mình, sống có ích, biết quý trọng thời gian, con người mới tránh khỏi sự hối hận tiếc nuối về những quãng đời đã qua.
|
- TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Sưu tầm những đoạn văn bình luận hay. Phân tích thao tác bình luận thể hiện qua đoạn văn đó -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy + Tìm qua sách báo, truy cập mạng những thông tin chính thống. |
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
- Củng cố: HS cần nắm rõ:
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.- Cách bình luận.
- Hướng dẫn học bài:
- HS nắm vững hai vấn đề phần củng cố.
- Hướng dẫn soạn bài mới: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Tiết thứ: 100-101