Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Phong cách ngôn ngữ báo chí. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tiết 40
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
- Mức độ cần đạt
- Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí; các đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác;
b/ Thông hiểu:Bước đầu làm quen với một số loại văn bản báo chí ở mức đơn giản: tin ngắn, phỏng vấn, quảng cáo,…
c/Vận dụng thấp: Có kĩ năng lĩnh hội và phân tích văn bản thông dụng thuộc PCNN báo chí;
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết phong cách ngôn ngữ báo chí để tạo lập văn bản báo chí trong cuộc sống.
- Kĩ năng :
a/ Biết làm: một mẫu tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài báo, tin tức, tiểu phẩm với đề tài gần gũi thiết thực trong cuộc sống;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức phong cách ngôn ngữ báo chí;
c/Hình thành nhân cách: trung thực, có lập trường vững vàng khi làm báo.
- Nội dung trọng tâm
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.
- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.
- Kĩ năng
- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.
- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp ttừ.
- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.
- Thái độ:
Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt.
- Định hướng hình thành phát triển năng lực
-Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết viết báo với các thể loại: phóng sự, bản tin, tiểu phẩm.
-Năng lực sáng tạo:qua thực hành, HS biết đặt các câu hỏi khác nhau về một vấn đề, xác định và làm rõ thông tin…
-Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm.
-Năng lực giao tiếp:vận dụng những kiến thức tiếng Việt cũng như tri thức về bài học vào thực hành.
III. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo- Sưu tầm một số tờ báo chính thống.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
- Tổ chức dạy và học.
- Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
- Kiểm tra bài cũ:
Em có suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia?
- Tổ chức dạy và học bài mới:
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động của Thầy và trò
|
- GV giao nhiệm vụ: Đọc văn bản sau và em có nhận xét gì về nội dung, ngôn ngữ sử dụng? - Chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 45 là “Hãy viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi”, hướng tới sự kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của các em học sinh. Vượt qua hàng trăm bài viết của các thí sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, bức thư viết về cậu bé Syria của Nguyễn Thị Thu Trang đã xuất sắc giành giải nhất Quốc tế trong cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45. Với việc hóa thân vào cậu bé Aylan Kurdi- đứa trẻ đã chết trên bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc chạy trốn bạo lực cùng gia đình, vào tháng 5/2016 Nguyễn Thị Thu Trang cũng đã nhận giải nhất UPU Việt Nam. (Nguồn http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nu-sinh-viet-nam-dat-giai-nhat-viet-thu-quoc-te-upu-553172.vov) - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân vốn là nguyên liệu vô tận của ngôn ngữ văn bản. Nhưng mỗi loại VB lại sử dụng ngôn ngữ theo một phong cách riêng. Để hiểu thêm điều đó, hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm phong cách ngôn ngữ của một loại VB mới: Phong cách ngôn ngữ Báo chí |
& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : GV cho hs đọc các vd ở sách giáo khoa và tìm hiểu : HS: Bản tin cung cấp cho ta những thông tin gì? H: Nhận xét về ngôn ngữ. GV: bổ sung, giảng rõ
Cho H/S Đọc vd 2 ở sgk. H: So sánh điểm giống và khác nhau giữa vd1 và vd2. Từ đó nhận xét bản tin và phóng sự có gì giống và khác nhau? GV: Nhận xét, bổ sung H: Ngôn ngữ phóng sự có đặc điểm ntn? GV: kết luận HS: Đọc tiểu phẩm ở sgk và nhận xét nội dung, ngôn ngữ của tiểu phẩm.
HS trình bày: - Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc. àThường theo một khuôn mẫu:Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả. - Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. - Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. à Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc... |
I. Tìm hiểu bài : 1. Ngôn ngữ báo chí. a. Một số thể loại văn bản báo chí. - Bản tin:
- Phóng sự:
- Tiểu phẩm: à Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc... + Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử. + Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng ( nguyệt báo, nguyệt san). + Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại... + Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động... |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ báo chí. -Thế nào là ngôn ngữ báo chí ? - Mặc dù có nhiều thể loại khác nhau nhưng ngôn ngữ báo chí chung một mục đích và nhiệm vụ gì? - Văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí có những điểm chung gì?
GV: Nhấn mạnh. Và chốt kiến thức chung về VB báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. GV: Cho h/s đọc ghi nhớ SGK HS trình bày cá nhân: - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. - Chức năng chung: cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. |
b. Ngôn ngữ báo chí. - Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói. - Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử. à Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
|
* Thao tác 1 : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: GV chuẩn xác kiến thức. Chấm điểm. - Nhóm 1:Viết bản tin về đề tài trật tự an toàn giao thông. - Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề học đường. - Nhóm 3:Viết bản tin phản ánh tình hình học tập của lớp mình. - Nhóm 4: Viết bản tin về vấn đề an ninh khu dân cư. Thao tác 2: Hướng dẫn HS tổng kết bài học Đại diện nhóm trình bày. * Nhóm 1 * Nhóm 2 * Nhóm 3 * Nhóm 4 * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. |
II. Luyện tập. Bài 2: Phân biệt: a/Bản tin : - Thông tin ngắn gọn - Thông tin kịp thời, cập nhật b/Phóng sự : - Vừa đủ thông tin sự việc, vừa miêu tả cụ thể - Yêu cầu gợi cảm, gây được hứng thú. |
& 3.LUYỆN TẬP ( 2 phút)
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: 1. Tin tức, phóng sự, bình luận và tiểu phẩm thuộc phong cách ngôn ngữ cụ thể nào? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
1B, 2A |
& 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Viết những tin vắn về hoạt động của lớp trong tháng 9 và tháng 10. Phân tích ngôn ngữ báo chí thể hiện qua văn bản - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
|
- Thông tin đưa ra phải chính xác, kịp thời, có chọn lựa; - Chỉ ra những từ ngữ, câu văn được dùng thể hiện phong cách ngôn ngữ báo chí. |
& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV - HS |
Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: - Sưu tầm những tờ báo chính thống để tìm hiểu cách viết văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí; - Tập viết tin ngắn, tiểu phẩm theo phong cách ngôn ngữ báo chí. -HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
- Tìm kiếm báo chí trên thư viện, báo mạng - Viết văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí;
|