Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần 32 : Tiết 114  – Làm văn

 

                             LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh, phân tích, bình luận…

b/ Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận thao tác, so sánh, phân tích, bình luận… trong những ngữ liệu cho trước

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với kết hợp các thao tác lập luận ;

d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận ;

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài có sử dụng kết hợp thao tác lập luận ;

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng kết hợp thao tác lập luận ;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: sử dụng kết hợp thao tác lập luận ;

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản

-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ

  1. Nội dung trọng tâm

1.Kiến thức

           -Củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học.

           -Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng trong đời sống.

  1. Kĩ năng

Rèn kỹ năng làm văn nghị luận

  1. Thái độ:

Có ý thức viết văn có sáng tạo, chủ động và nhận diện, phân tích được các thao tác lập luận trong qúa trình viết văn.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết vận dụng các thao tác lập luận khi tạo lập văn bản;

- Năng lực sáng tạo: Biết cách vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ;

-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.

           - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

         -Ngữ liệu liên quan vận dụng kết hợp các thao tác lập luận;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm, đặc trưng và các yêu cầu về đọc kịch bản văn học. Cho ví dụ. (5 phút)        
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: Đoạn văn sau bàn về nội dung gì? Sử dụng các thao tác lập luận nào? Sử dụng thao tác đó một cách rời rạc hay kết hợp?

Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một chất "xúc tác" để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.

Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thương ở bên cạnh Chí, thị Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khát khao làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là, trong mối quan hệ với thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toàn vẹn.

Sự từ chối của thị Nở đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống đến tận cùng của nỗi bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì bị một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn từ chối. Chí đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chí uất ức, hận thù vì bị khinh bỉ, coi thường, bị tước đi cơ hội sống như một con người,... Tất cả những yếu tố tâm lí ấy đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi thảm.

                                             ( Theo Đỗ Ngọc Thống )

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Nội dung: Mục đích xây dựng nhân vật Thị Nở của Nam Cao. Người viết sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, giải thích, so sánh, bình luận.

GV dẫn dắt vào bài: Trong các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu các thao tác lập luận rất phổ biến trong làm văn nghị luận đó là thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ…. Tuy nhiên trong thực tế nói và viết không phải bao giờ chúng ta cũng chỉ sử dụng một thao tác lập luận riêng lẻ, mà phải biết vân dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận thì nói, viết mới đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trên.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

* GV đặt câu hỏi:

a. Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao?

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như : Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên với cá nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi- đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô.

- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên.

 

 

b. Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? ngoài ra còn có thao tác nào?

 - Thao tác so sánh và phân tích. Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận

- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

I. Đọc-tìm hiểu

1. Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi

- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên với cá nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi- đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô.

- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.

- Thao tác so sánh và phân tích

Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận

Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn đã tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.

- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.

Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Lập dàn ý

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

Đặt vấn đề:

+ Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

Giải quyết vấn đề

- Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

- Tại sao phải rèn luyện

- Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

- Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

Kết thúc vấn đề:

- ý nghĩa của vấn đề đặt ra

- Bản thân phải có nhận thức và hành động gì

Nhóm 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào?

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

Nên áp dụng thao tác:

+ Bình luận

+ Giải thích

+ Chứng minh

+ Phản bác

Nhóm 3: Trình bày 1 luận điểm

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.

+ Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ.

+ Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lí tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ

+ Bị một số tiêu cực của xã hội tác động vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên.

Nhóm 4: Viết 1 đoạn trình bày trứơc lớp

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

 Viết đoạn văn trình bày trước lớp

Nhận xét trên các mặt: nội dung trình bày, hình thức trình bày, tư thế thái độ trình bày.

2. Xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.

Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận:

Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:

“Liêm là trong sạch, không tham lam.

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.

Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.

Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.

Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm.

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Thao tác giải thích, phân tích, so sánh, bình luận.

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra.

 

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

  + Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau:

·       Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay.

·       Tác hại của bệnh quay cóp.

·       Lời khuyên .

   + Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn.   

* Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 th/tác lập luận

 &5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG( 5 phút)

 

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Tìm đọc thêm một số Ngữ liệu thuộc kiểu bài NLXH và NLVH có sử dụng kết hợp tác thao tác lập luận. Phân tích biểu hiện sự vận dụng kết hợp đó.

- HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Tìm ngữ liệu qua sách tham khảo, truy cập mạng. Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng các thao tác lập luận đó trong ngữ liệu đã tìm.

 

4. Hướng dẫn về nhà  ( 1 phút)

a.Củng cố Nhắc nhở HS  về nhà  rèn luyện kĩ năng viết văn bản kết hợp nhiều thao tác lập luận, làm bài tập GV yêu cầu.

b.Dặn dò :Chuẩn bị bài mới ÔN TẬP VĂN HỌC