Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tiết 37                                                                                              

Ngày soạn:

Ngày thực hiện:

LUYỆN TẬP VÂN DỤNG KẾT HỢP THAO TÁC LẬP LUẬN

PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh

b/ Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận phân tích, so sánh trong những ngữ liệu cho trước

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận phân tích, so sánh;

d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác phân tích, so sánh

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác phân tích, so sánh

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản

-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ

  1. Nội dung trọng tâm

1. Kiến thức

 - Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích, so sánh

- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học

  1. Kĩ năng

Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích,  so sánh khi hành văn

  1. Thái độ: rèn luyện ngôn ngữ, thao tác lập luận.
  2. Định hướng hình thành phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.

- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.

-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Chuẩn bị của giáo viên

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Chuẩn bị của học sinh

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Thế nào là lập luận phân tích ? Anh (Chị) hãy lấy một ví dụ trong đó đã sử dụng thao tác lập luận phân tích.

  1. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

 - Phương pháp: vấn đáp

- Thời gian: 5p 

Hoạt động của Thầy và trò

-     GV giao nhiệm vụ: Tìm câu văn sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn bản sau:

           “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.

                             (Lê Trí Viễn)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới:  Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu hai thao tác lập luận rất phổ biến trong làm văn nghị luận đó là thao tác lập luận phân tích và so sánh. Tuy nhiên trong thực tế nói và viết không phải bao giờ chúng ta cũng chỉ sử dụng một thao tác lập luận riêng lẻ, mà phải biết vân dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận thì nói, viết mới đạt hiệu quả giao tiếp cao. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ luyện tập vận dụng kết hợp hai thao tác thường được sử dụng trong văn nghị luận là phân tích và so sánh.

 

& 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30  phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức.

* GV đặt câu hỏi:

- Thế nào là thao tác lập luận phân tích ?

  - Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích ?

  - Thế nào là thao tác lập luận so sánh ?

  - Cách thực hiện một thao tác lập luận so sánh ?

 

HS Tái hiện kiến thức và trình bày.

- Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập luận phân tích

    + Cách phân tích: Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

   + Yêu cầu của phân tích:

 ++Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (qhệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, qhệ giữa các đối tượng với các đối tượng liên quan, qhệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,...); đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất

 ++ Phân tích cụ thể bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp và khái quát

++ Khi phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức.

- Ôn lại thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh

+ Có hai cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

  + So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện, so sánh phải đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự so sánh mới trở nên sâu sắc.

I. Ôn tập lí thuyết :

 

1.  Lập luận phân tích:

 

Chia nhỏ vấn đề ra theo một tiêu chí nào đó để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.

 

2.  Lập luận so sánh:

Đặt đối tượng đang bàn luận trong tương quan với đối tượng khác để làm sáng tỏ đối tượng.

 

 

* Thao tác 1 :

HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm.

 Nhóm 1+2. Bài tập 1/tr 20:

-Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? minh họa?

-Mục đích, tác dụng kết hợp các thao tác lập luận đó?

- Rút ra kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn?

Nhóm 3+4. Bài tập 2/tr 20:

HS vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp  của một bài thơ( bài văn ) mà mình yêu thích.

 Đề: Trong Hai Đứa Trẻ, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động trước tâm trạng của hai chị em Liên và An, đêm đêm chờ đợi chuyến tàu đi qua phố huyện. Hãy phân tích tâm trạng đó và cho biết qua đây ta có thể hiểu gì về tấm lòng của tác giả.

GV hướng dẫn HS bài tập ở nhà.

- Có thể đọc các đoạn văn tham khảo trong SGK, sách hướng dẫn học bài ngữ văn 11.

1.Bài tập1

* Gợi ý

  - Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh:

   + Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ”

   + So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)

 -> Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ. Phân tích giúp con người nhận thức bằng tư duy trừu tượng, so sánh giúp con người nhận thức bằng tư duy cụ thể

2.Bài tập 2: Gợi ý

Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên :

a. Hoàn cảnh cuả nhân vật ( hoàn cảnh chi phối tâm trạng )

Gia đình đang trong cảnh cha thất nghiệp, mẹ tần tảo. Liên phải phụ mẹ coi quán hàng xén .. phải xa Hà Nội. Cảnh ngày tàn, chiều xuống và đêm đen bao trùm tác động đến tâm trạng Liên . Nhưng ở tuổi cuả Liên, chưa có tâm trạng ( như là dòng chảy cảm xúc suy nghĩ ). Tâm trạng Liên thể hiện qua mắt nhìn cuả Liên trên cảnh vật.

b. Liên buồn trước thực tại:

-Cảnh ngày tàn “ Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc cuả ngày tàn ”;

- Buồn nuối tiếc quá khứ, buổi tối khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi, được uống  những cốc nuớc lạnh xanh đỏ. Buồn trước cuộc sống lam lũ, tù đọng, nghèo đói, tăm tối.

+“ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm Tòi . Chúng nhặt nhạnh thanh nưá thanh tre..Liên trông thấy động long thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó “

+“Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước cuả chị Tý ”

+Mẹ con chị Tý dọn hàng chẳng bán được gì. Hôm nay chợ phiên mà Liên bán hàng “ chẳng ăn thua gì ‘. Gia đình bác xẩm lê la ở dưới đấ , tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. “Đêm ở trong phố tịch mịch và đầy bóng tối ”.

c. Liên mơ ước một thế giới khác:

-Liên thức để chờ tàu là để được nhìn thấy một thế giới khác: thế giới đầy ánh sáng , chuyển động , vui vẻ khác với thế giới tăm tối tù đọng hiện tại;

Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái quầng sáng ngọn đèn chị Tý và ánh sáng lửa của bác Siêu. Đêm tối bao bọc xung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng” .                          

- Thạch Lam tập trung miêu tả tâm trạng chờ tàu và cái nhìn cuả Liên lúc đoàn tàu đi qua. Đoàn tàu đến là một “ làn khói bừng sang tắng lên từ xa ”. Khi tàu qua : “các toa đèn sáng trưng.., đồng và kền lấp lánh và các cưả kính sáng”. Khi tàu đi khỏi , “ những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt ” . Màu trắng , đỏ, vàng lấp lánh là màu cuả rực rở niềm vui. Những âm thanh nhanh, mạnh , dồn dập : tiếng còi rít lên , tàu rầm rộ đi tới .. tất cả tương phản với thực tại tăm tối cuả Liên.

- HS dựa vào phân thân bài đã xây dựng, lựa chọn viết một luận điểm trong đó sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh.

II. LUYỆN TẬP

  

 

1. Bài tập 1/tr 120:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài tập 2/tr 120:

 

 

- Xác định chủ đề bài văn cần viết.

- Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành một dàn ý hợp lí, khoa học.

- Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong bài dàn ý?

 - Xác định câu chuyển ý cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.

- Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng các thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bài tập 3/tr 121:

 

 

& 3.LUYỆN TẬP (  2 phút)

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 5p

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:  Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh con cò trong văn bản sau:

    - Con cò lặn lội bờ sông ( Ca dao)

 - Lặn lội thân cò khi quãng vắng ( Thương vợ-Trần tế Xương)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

-Xây dựng đoạn văn Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh.

- làm rõ sự khác nhau giữa hình ảnh con cò trong 2 văn bản

& 4.VẬN DỤNG (2  phút)

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề bài sau:

Phân tích để thấy được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người nông dân trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược được thể hiện qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

 

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được khắc hoạ với những chuyến biến trong nhận thức, hành động và trở thành người anh hùng cứu nước. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của đề bài.

- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, biết cách lựa chọn từ ngữ, câu văn diễn đạt mạch lạc ý vân nghị luận.

- Tìm ý và lập dàn ý.

 

& 5.TÌM TÒI, MỞ RỘNG.(  2 phút)

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian: 3 phút

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

- Sưu tầm thêm một số bài phê bình tiểu luận của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, tập trung vào những tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn 11

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Tìm đọc các bài viết trong sách đọc thêm, tư liệu trên mạng Internet

  1. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 PHÚT)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

 -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài

 -Gv chốt lại: kiến thức lí thuyết và bài tập

- Chuẩn bị bài: Hạnh phúc của một tang gia

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ ( 5 PHÚT)

 -HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật

 -Gv chốt lại: Hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục

- Chuẩn bị bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh