Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. BÀI 66: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: - Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế. 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tư duy so sánh và khái quát hóa kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức nghiên cứu bộ môn. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Bảng 66.1 -> 66.5. 2. HS: - Kiến thức đã học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 1 Kiểm tra kiến thức cũ: 2. Giảng kiến thức mới: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp. Hoạt động I: Di truyền và biến dị. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung - GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp. - GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu. - GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày. - GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng. - GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3. - GV yêu cầu hs phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng ĐỘT BIẾN. HS tiến hành chia nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. - HS trả lời 1. Di truyền và biến dị. - Kiến thức ở bảng Hoạt động II: Sinh vật và môi trường. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung HĐ 2: ( 16’) - GV yêu cầu hs giải thích sơ đồ hình 66 sgk ( T197) - GV chữa bằng cách cho hs thuyết minh sơ đồ trên bảng. - GV tổng kết những ý kiến của hs và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung. - GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên. - HS chú ý lắng nghe. - HS lên thuyết trình. - HS chú ý lắng nghe. II. Sinh vật và môi trường. - Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại. - Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ…có mối quan hệ sinh sản Quần thể. - Nhiều quần thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng. - Kiến thức ở bảng. 3. Củng cố bài giảng: ? Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì. - GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm. 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT. * Rút kinh nghiệm…………………………………………………………………………