Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. CHƯƠNG 4: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. - HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên 2. Kỹ năng: + Rèn kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức + Kỹ năng khái quát hoá kiến thức 3. Thái độ + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh hình 58.2 SGK trang 175 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - Em hãy kể các dạng tài nguyên thiên nhiên mà em biết: - Than đá, quặng, dầu mỏ ... - Theo em tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu MĐCĐ: HS biết được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV nhận xét chung và đưa ra đáp án chuẩn B2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Nêu tên các đạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta? + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như nắng, gió, thuỷ triều ... - Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét, bổ sung - Bằng kiến thức thực tế, HS trình bày được: + Dầu mỏ, than đá, quặng sắt ... + Rừng là dạng tài nguyên tái sinh Nội dung như bảng 58.1. - Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: + Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên MĐCĐ: HS biết và hiểu được các cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 58.2 B2: GV nhận xét chung và đưa ra kiến thức chuẩn - Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc. Những nơi có TV bao phủ và làm ruộng bậc thang, lại góp phần chống xói mòn đất? B3: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát tranh H58.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Hoàn thành bảng 58.3 GV nhận xét chung. + Nếu thiếu nước sẽ có những tác hại gì? + Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. + Trồng rừng có tác dụng trong việc sử dụng tài nguyên đất không?vì sao? B4: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin 3 SGK. Trả lời câu hỏi. - Rừng có vai trò gì đối với các sinh vật khác và con người? - Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng. - Các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng 58.2 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS hoàn thiện kiến thức - Đại diện học sinh trình bày. Lớp nhận xét bổ sung - Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 58.3 - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS hoàn thành bảng 58.3 vào vở. - Sinh vật trên trái đất sẽ không tồn tại được - ảnh hưởng sấu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Có. Rừng giữ nước - HS đọc và nghiên cứu thông tin mục 3 SGK trả lời. - Rừng là nơi sống của động vật, thực vật. Rừng giữ nước, cung cấp nguyên liệu cho con người, trong sạch môi trường. - Rừng U Minh, rừng Cúc Phương - Không phá rừng, tuyên truyền cho mọi người về vai trò của rừng và tác hại nếu như rừng bị chặt phá. HS đọc kết luận cuối bài 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá. 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước. - Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. 3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng. - Rừng là ngôi nhà chung cho các loài động vật và vi sinh vật, Góp phần quan trọng trong việc cân bằng sinh thái của trái đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là kết quả giữa khai thác có mức độ và bảo vệ, trồng rừng, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. 3. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. Kết luận chung. 4.Vận dụng, mở rộng: Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Em hãy kể tên một số khu rừng của nước ta hiện nay đang được bảo vệ tốt. - Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó? 5. Dặn dò - Học bài cũ, trả lời và làm bài tập các câu hỏi trong SGK - Kẻ bảng 59 vào phiếu học tập và vào vở - Đọc trước bài 59 SGK * Rút kinh nghiệm bài học: