Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 49: Quần xã sinh vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + HS trình bày được khái niệm quần xã sinh vật + Chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã + Chỉ ra được các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong quần xã. 2. Kỹ năng: + Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, kỹ năng phân tích tổng hợp, khái quát hoá, hoạt đông nhóm 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức về vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường... 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh hình 49.1-3 SGK Tài liệu về quần xã sinh vật III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Kiểm tra bài cũ: - Quần thể sinh vật lầ gì? Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - Giữa các sinh vật cùng loài, giữa các sinh vât khác loài có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN XÃ SINH VẬT MĐCĐ: Nêu được định nghĩa QXSV Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào? - GV yêu cầu: hãy tìm các ví dụ khác tương tự. Ao cá, rừng được gọi là quần xã sinh vật, vậy quần xã sinh vật là gì? - Bằng kiến thức thực tế HS trả lời được: + Quần thể cá, tôm, cua, rêu, tảo ... - HS khái quát kiến thức hình thành khái niệm. - HS trả lời được: Sai, vì chỉ là nhốt chung không có mối quan hệ thống nhất, không cùng loài. - Đây là quần xã nhân tạo I. Thế nào là một quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định. Chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Có cấu trúc tương đối ổn định Hoạt động 2: NHỮNG DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA MỘT QUẦN XÃ MĐCĐ: Nêu được những dấu hiệu của quần xã sinh vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. - Trình bày đặc điểm cơ bản của một quần xã sinh vật? Cho ví dụ B2: GV đánh giá, nhận xét chung kết quả của các nhóm. B3: GV đưa thêm thông tin: + Thực vật có hạt là quần thể ưu thế ở quần xã trên cạn. - HS nghiên cứu thông tin nội dung bảng 49. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện một nhóm lên trình bày như nội dung bảng 49 và các ví dụ minh hoạ, Nhóm khác bổ sung II: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã: Quần xã có đặc trưng cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật Kết luận: Nội dung như bảng 49 SGK trang 147 Hoạt động 3: QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ MĐCĐ: HS trình bày được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần xã như thế nào? B2: GV đánh giá những ý kiến của HS vầ đưa ra kiến thức chuẩn. B3: GV: Tại sao quần xã luôn có cấu trúc tương đối ổn định? B4: GV khái quát về quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, cân bằng sinh học. - HS nghiên cứu và phân tích các ví dụ SGK để trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. - HS lấy thêm các ví dụ - HS dựa trên những ví dụ để trả lời: Do có sự cân bằng các quần thể trong quần xã. - HS bằng kiến thức thực tế để trả lời III: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã: Kết luận: Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường. - Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng - Sinh vật trong quá trình biến đổi dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng 3 .Củng cố: - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã? 4.Vận dụng, mở rộng: Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường để bảo vệ QXSV? + Quần thể cây cọ là tiêu biểu cho quần xã sinh vật đồi Phú Thọ. 5. Dặn dò - Học và làm bài tập theo câu hỏi SGK - Tìm hiểu về chuỗi và lưới thức ăn. * Rút kinh nghiệm bài học: …………………………………………………………………………………………………