Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 47: Quần thể sinh thái. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Học sinh nêu được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật. Lấy ví dụ minh họa. + Học sinh chỉ được các đặc trưng cơ bản của quần thể, từ đó nêu lên ý nghĩa thực tiễn. 2. Kỹ năng: + Rèn kỹ năng hoạt động nhóm + Kỹ năng khái quát hoá, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn + Phát triển tư duy logic 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh ảnh về quần thể sinh vật Bảng phụ Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Kiểm tra bài cũ Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - GV cho Học sinh quan sát tranh ảnh một số quần thể. GV thông báo rằng chúng được gọi là một quần thể sinh vật. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT Mức độ cần đạt: HS nêu được định nghĩa quần thể sinh vật Hoạt động của giáo viên B1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành bảng 47.1 SGK B2: GV đánh giá kết quả của các nhóm và đưa ra đáp án đúng ? Thế nào là một quần thể sinh vật - Hoạt động của học sinh - HS quan sát tranh hình - Học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 47.1 SGK Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung- HS tự khái quát kiến thức thành khái niệm Nội dung I. THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT: Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. Ví dụ: Bảng 47.1 Hoạt động 2: NHỮNG ĐĂC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ Mức độ cần đạt: Nêu được một số đặc trưng của QTSV Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Tỷ lệ giới tính là gì? Nó có ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ. B2: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? B3: GV giới thiệu 3 dạng tháp tuổi ở tranh hình 47 + Mật độ là gì? liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? - HS nghiên cứu thông tin SGK, cá nhân tự trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào bảng 47.2 và tranh hình 47 nêu được 3 nhóm tuổi. + Sự tồn tại của quần thể HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. Cho ví dụ thực tế II:NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QTSV 1. Tỷ lệ giới tính - Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng c thể đực và cái - Tỷ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. 2. Thành phần nhóm tuổi Nội dung bảng 47.2 SGK trang 140 3. Mật độ quần thể Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích Hoạt động 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT Mức độ cần đạt: Nêu được ảnh hưởng của môi trường tới QTSV Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm làm bài tập trang 141. ? Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể? Vậy khi mật độ quần thể bị biến động QTSV điều chỉnh như thế nào? - HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nêu được sự biến động mật độ cá thể trong quần thể bằng ví dụ cụ thể - HS khái quát lại kiến thức cần ghi nhớ III. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QTSV: Kết luận: - Môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở... ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể sinh vật. - Khi số lượng cá thể trong QTSV bị biến động, Mật độ cá thể trong quần thể lại được điều chỉnh ở mức độ cân bằng 3. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - GV cho HS trả lời câu hỏi 1 cuối bài trang 142 Vận dụng, mở rộng: Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Tỷ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể .Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào? Dặn dò Học và làm bài tập theo câu hỏi SGK Đọc và chuẩn bị trước bài 48: Quần thể người * Rút kinh nghiệm bài học: …………………………………………………………………………………………………