Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. + Qua bài này, HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp. 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. + Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của sinh vật 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC T¬ranh phóng to H 43.1; 43.2 ; 43.3 SGK Bảng 43.1 và 43.2 SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra: GV nêu câu hỏi: ? Tìm đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng? Cho Ví dụ cụ thể ? Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ? 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV yêu cầu hs tìm hiểu xem giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của các nghành sinh vật đã học ở lớp 7. Rút ra sự liên quan giữa tiến hóa về tổ chức cơ thể và giới hạn về nhiệt độ. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT Mục tiêu cần đạt: HS phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của thực vật và động vật Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ tới tập tính của sinh vật và phân biệt nhóm sinh vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK. + Sinh vật sống được ở khoảng nhiệt độ nào? B2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể sinh vật như thế nào? B3: GV phân biệt sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 43.1 SGK B4: GV : Nhiệt độ ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào? - HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK, trả lời câu hỏi. - Nhiệt độ mà sinh vật sống được là 00C – 500C - HS nghiên cứu thông tin nêu được: nhiệt độ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lý,sinh thái của sinh vật. - HS thảo luận hoàn thành bảng 43.1 SGK. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung I Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. - Hình thành hai nhóm sinh vật: - Sinh vật hằng nhiệt: là sinh vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường sống - Sinh vật biến nhiệt: là sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống (nhưng trong giới hạn của loài) Hoạt động 2: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VẬT Mục tiêu cần đạt: - Phân tích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống động vật và thực vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK. Hoàn thành bảng 43.1 B2: GV nhận xét chung và đưa ra bảng kiến thức chuẩn B3: GV tiếp tục đặt câu hỏi + Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật? B4: GV? Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào? HS nghiên cứu thông tin SGK. Thảo luận: Hoàn thành bảng 43.2 (bảng phụ) - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung - HS nêu được: ảnh hưởng tới hình thái, sinh lý của sinh vật - HS khái quát kiến thức từ nội dung trên - Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau. Từ đó hình thành nhóm sinh vật * Thực vật: + Nhóm ưa ẩm: lúa nước, dương xỉ, cây ráy… + Nhóm chịu hạn: xương rồng, thông, phi lao… * Động vật + Nhóm ưa ẩm: giun đất, ếch nhái… + Nhóm ưa khô: Thằn lằn , Rắn, lạc đà… Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK 3. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. ? Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ ? Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào 4.Vận dụng, mở rộng: Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rể đậu, địa y. 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Đọc và chuẩn bị trước bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật * Rút kinh nghiệm bài học: …………………………………………………………………………………………………