Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 37: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + HS trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. + Trình bày phương pháp được xem là cơ bản trong việc chọn giống cây trồng + Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. + Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi. 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu, khái quát kiến thức.Thu thập được tài liệu về thành tựu chọn giống 3. Thái độ: + Giáo dục ý thức tìm tòi sưu tầm tài liệu + Giáo dục ý thức trân trọng thành tựu khoa học. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV chuẩn bị bảng phụ có in sẵn nội dung. HS nghiên cứu kĩ bài 37 theo nội dung GV đã giao. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (gọi 2 HS mỗi học sinh một phương pháp) - Phương pháp chọn lọc hàng loạt được tiến hành như thế nào? Ưu và nhược điểm? - Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Ưu và nhược điểm? 2. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV tóm tắt kiến thức đã học về đột biến nhân tạo, ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc cho đến nay đã thu được thành tựu đáng kể, đó là các thành tựu cụ thể ở Việt Nam HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu: chia lớp làm 4 nhóm + Nhóm 1 và 2: hoàn thành nội dung 1: thành tựu chọn giống cây trồng. + Nhóm 3 và 4: hoàn thành nội dung 2: thành tựu chọn giống vật nuôi B2: GV chữa bài bằng cách: gọi đại diện các nhóm lên ghi nội dung vào bảng đã kẽ sẵn B3: GV đánh giá hoạt động của các nhóm và yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức. - Các nhóm đã chuẩn bị trước nội dung ở nhà và trao đổi trong nhóm - Hoàn thành nội dung Giáo viên yêu cầu - Các nhóm ghi nội dung vào bảng - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Kết luận : Nội dung trong bảng “Thành tựu chọn giống ở Việt Nam” Nội dung Thành tựu Phương pháp Ví dụ Chọn giống cây trồng 1. Gây đột biến nhân tạo. a) Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới. b) Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến. c) Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma. - Ở lúa: tạo giống lúa tẻ có mùi thơm như gạo tám thơm. - Đậu tương: sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to, vàng. - Giống lúa DT10 x giống lúa ĐỘT BIẾN A20 DT16 - Giống táo đào vàng: do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc 2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có Tạo biến dị tổ hợp Chọn lọc cá thể - Giống lúa DT10 (năng suất cao) x giống lúa OM80 giống lúa DT17 - Từ giống cà chua Đài Loan chọn giống cà chua P375 3. Tạo ưu thế lai (ở F1) - Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20 thích hợp với vụ đông xuân trên đất lầy lụt - Giống ngô lai LVN10 (thuộc nhóm dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, kháng sâu. 4. Tạo giống đa bội thể - Giống Dâu Bắc Ninh thể tứ bội x giống lưỡng bội giống dâu số 12 có lá dày, màu xanh đậm, năng suất cao. Chọn giống vật nuôi 1. Tạo giống mới - Giống lợn Đại Bạch x giống lợn ỉ 81 ĐỘT BIẾNỉ-81 - Giống lợn đực bơcsai x giống lợn ỉ 81 BSỉ-81 hai giống ĐỘT BIẾNỉ-81 và BSỉ-81 lưng thẳng, bụng gọn, thịt nạc nhiều. 2. Cải tạo giống địa phương: dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại. - Giống trâu Mura x trâu nội giống trâu mới lấy sữa. - Giống bò vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan giống bò sữa. 3. Tạo giống ưu thế lai. - Giống vịt bầu Bắc Kinh x vịt cỏ giống vịt lớn nhanh, đẻ trứng nhiều, to. - Giống cá chép Việt Nam x cá chép Hunggari - Giống gà ri Việt Nam x gà tam hoàng. 4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội - Giống cá chim trắng, gà tam hoàng, bò sữa nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho năng suất thịt, trứng, sữa cao. 5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. - Cấy chuyển phôi. - Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế. - Công nghệ gen. - Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 đến 500 con/năm. - Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất. Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK 3. Củng cố: - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Trình bày các phương pháp chủ yếu trong việc chọn giống cây trồng và vật nuôi? 4.Vận dụng, mở rộng: Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. -Sưu tầm tranh ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, ngan, cá, cà chua, lúa, ngô có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới. 5. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài thực hành. * Rút kinh nghiệm bài học: …………………………………………………………………………………………………