Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 26: Thực hành - Nhận biết một vài dạng đột biến. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 26: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Học sinh nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh. + Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi hoặc trên tiêu bản 2. Kĩ năng: + Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi + Rèn kĩ năng quan sát trên tranh và trên tiêu bản với thái độ nghiêm túc, tự tin 3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, tự giác khi thực hành. Tích cực tìm tòi phát hiện kiến thức. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Như SGK - Tranh ảnh về các đột biến hình thái ở thực vật - Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST, về số lượng NST - Tiêu bản - Kính hiển vi quang học 2. HS: Như SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’): Phân biệt đột biến với thường biến. Có những loại đột biến nào? - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. 3. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG (3’) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. GV nêu yêu cầu của bài thực hành. Phát dụng cụ đến các nhóm HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. GV nêu yêu cầu của bài thực hành Phát dụng cụ đến các nhóm Hoạt động 1: NHẬN BIẾT CÁC ĐỘT BIẾN GEN GÂY RA BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI Mức độ cần đạt: Nhận biết được một số dạng đột biến ở thực vật qua tranh ảnh và mẫu vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến nhận biết các dạng đột biến gen - HS quan sát kĩ các tranh ảnh chụp so sánh đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến ghi nhận xét vào bảng. Đối tượng quan sát Dạng gốc Dạng đột biến Lá lúa lá màu trắng Lông chuột bạch tạng Dâu tằm đột biến NST Người bi bệnh bạch tạng ......................................... Hoạt động 2: NHẬN BIẾT CÁC ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Mức độ cần đạt:Nhận biết được hiện tượng mất đoạn, chuyển đoạn qua tranh ảnh, tiêu bản hiển vi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh B1: GV yêu cầu học sinh nhận biết qua tranh về các kiểu đột biến cấu trúc NST(Bò 6 chân, bàn tay 6 ngón, mất ngón, dính ngón, tật khe hở môi-hòm, ) B2: GV yêu cầu học sinh nhận biết qua tiêu bản hiển vi về đột biến cấu trúc NST B3: GV kiểm tra trên tiêu bản xác nhận kết quả của các nhóm. - HS quan sát tranh câm các dạng đột biến cấu trúc phân biệt từng dạng - 1 HS lên chỉ trên tranh, gọi tên từng dạng đột biến - Các nhóm quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi Lưu ý: quan sát ở bội giác bé rồi chuyển sang quan sát ở bội giác lớn. - Vẽ hình quan sát được Hoạt động 3: NHẬN BIẾT MỘT SỐ KIỂU ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST Mức độ cần đạt: Nhận biết được một số thể dị bội và đa bội trên tranh ảnh ,tiêu bản hiển vi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh B1: GV yêu cầu học sinh quan sát tranh: bộ NST người bình thường và của bệnh nhân đao B2: GV hướng dẫn các nhóm quan sát tiêu bản hiển vi bộ NST ở người bình thường và bệnh nhân đao, bộ NST cây cà độc dược 3n,6n,9n,12n… - So sánh ảnh chụp hiển vi bộ NST ở dưa hấu - So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội - HS quan sát, chú ý số lượng NST ở cặp 21 - Các nhóm sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản, đối chiếu với ảnh chụp nhận biết cặp NST bị đột biến. - HS quan sát , so sánh bộ NST ở thể lưỡng bội với thể đa bội. - HS quan sát ghi nhận xét vào bảng theo mẫu: Đối tượng quan sát Đặc điểm hình thái Thể lưỡng bội Thể đa bội 1. 2. 3. 4… HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3’) (Hình thành kĩ năng mới). - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. + GV nhận xét tinh thần thái độ thực hành của các nhóm + Nhận xét chung kết quả giờ thực hành + GV cho điểm một số nhóm có bộ sưu tập và kết quả thực hành tốt. HOẠT ĐỘNG 4, 5: VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG (3’) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1. Bộ NST của người bình thường và bộ NST của bệnh nhân Đao khác nhau điểm nào? 2. GV yêu cầu HS khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1 . Lợn con có đầu và chân sau dị dạng thuộc dạng đột biến nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến thể dị bội. D. Đột biến thể đa bội. Câu 2: Ở người nếu mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ mắc bệnh: A. Đao B. Hồng cầu liềm C. Hội chứng Tớc Nơ D. Ung thư máu 4. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ. (1’) - Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 26 - Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ thường biến - Mẫu vật: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng - Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trải trên mặt nước. * Rút kinh nghiệm bài học: …………………………………………………………………………………………………