Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Prôtêin. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 18: PRÔTÊIN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: + Học sinh nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó. + Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó. + Trình bày được các chức năng của prôtêin 2. Kĩ năng: + Rèn tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức. + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. 3. Thái độ: Tập trung tìm hiểu bài 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh phóng to H 18 SGK HS: đọc trước bài mới để thảo luận trả lời câu hỏi III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (4p) - A RN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? So sánh ARN và AND. 3. Bài mới (28p) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3p) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: GV yêu cầu HS kể tên những thực phẩm có chứa protein: HS nêu: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu… B2: GV: chúng ta đều đã biết protein là hợp chất hữu cơ, 1 loại chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể (1g protein cung cấp 4,1 kcal) nhưng cấu trúc của protein như thế nào? Chức năng của protein có phải chỉ mỗi cung cấp chất dinh dưỡng hay không? Để trả lời các em cùng nghiên cứu bài 18. Protein HOẠT ĐỘNG 1: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động1: Mục tiêu: Nêu dược thành phần hóa học, cấu trúc không gian của prôtêin, không đề cập đến cấu trúc hóa học của axit amin Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi ? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của prôtêin ? Trình bày cấu tạo ARN BGV yêu cầu HS thảo luận: ? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào ? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin ? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù B3: GV yêu cầu HS quan sát H 18, thông báo: tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian - Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào ? - HS sử dụng thông tin SGK để trả lời. - Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời + Tính đặc thù thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự của axít amin + Sự đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 20 loại a xít amin - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung - HS quan sát hình, đối chiếu các bậc cấu trúc ghi nhớ kiến thức - HS xác định được: Tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4 I.CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN - Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O , N. - Prôtêin là một đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là a xít amin - Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự các áit amin - Các bậc cấu trúc: + Cấu trúc bậc 1: là chuỗi aa có trình tự xác định + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi a. amin tạo vòng xoắn lò xo + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi a xít amin kết hợp với nhau Hoạt động 2: Mục tiêu: Nêu được chức năng của prôtêin với 3 chức năng chính B1: GV giảng cho HS 3 nhóm chức năng của prôtêin VD: prôtêin dạng sợi là thành phần chủ yếu của da, mô liên kết B2: GV phân tích thêm các chức năng: + Là thành phần tạo nên kháng thể + Prôtêin phân giải cung cấp năng lượng + Truyền xung thần kinh B3:GV: câu hỏi mục (trang 55) HS không trả lời (Giảm tải) - HS nghe giảng kết hợp đọc thông tin ghi nhớ kiến thức GV: Tham khảo + Vì các vòng xoắn dạng sợi, bện lại kiểu dây thừng chịu lực khoẻ + Các loại enzim: * Amilaza biến tinh bột đường * Pepsin: cắt prôtêin chuỗi dài chuỗi ngắn + Do thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin tăng lượng đường trong máu. II. CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN a) Chức năng cấu trúc: là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể. b) Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất: Bản chất enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hoá c) Vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất:các hoocmôn phần lớn là prôtêin điều hào các quá trình sinh lí trong cơ thể. * Tóm lại: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng, liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. 1. Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK 2. Protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì pr có nhiều chức năng quan trọng như: + Là thành phần cấu trúc của tế bào. +Xúc tác (enzim) +Điều hòa các quá trình trao đổi chất(hoocmon) +Bảo vệ cơ thể(kháng thể) +Vận chuyển +Cung cấp năng lượng Có liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin là do: a) Số lượng, thành phần các loại a xít amin d) Chỉ a và b đúng b) Trật tự sắp xếp các a xít amin e) Cả a, b và c . c) Cấu trúc không gian của prôtêin 2. Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin: a) Cấu trúc bậc 1 c) Cấu trúc bậc 3 b) Cấu trúc bậc 2 d) Cấu trúc bậc 4 3. Pr thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? a.Cấu trúc bậc 1 b. Cấu trúc bậc 1 và 2 c. Cấu trúc bậc 3 và 2 d . Cấu trúc bậc 3 và 4 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài theo nội dung SGK - Làm câu hỏi 2, 3, 4 SGK vào vở bài tập - Ôn lại ADN và ARN - Đọc và soạn trước bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng * Rút kinh nghiệm bài học: