Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 14: Thực hành - Quan sát hình thái nhiễm sắc thể. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. BÀI 14-THỰC HÀNH: QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS biết nhận dạng hình thái NST ở các kì. 2. Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng vẽ hình + Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi 3. Thái độ: + Bảo vệ, gìn giữ dụng cụ + Trung thực, vẽ những hình quan sát được. 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh các kì của nguyên phân - Kính hiển vi ( 2 cái ) - Bộ tiêu bản NST 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Quan sát tiêu bản NST Mục tiêu: Biết cách quan sát tiêu bản hình tháI NST, kỹ năng sử dung kính hiển vi B1: GV nêu yêu cầu của bài thực hành. Biết nhận dạng hình thái NST ở các kì Vẽ lại hình khi quan sát được Có ý thức kỉ luật không nói to B2: GV phân chia nhóm phát dụng cụ thực hành B3: GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành quan sát tiêu bản NST - 1 HS trình bày các thao tác. Yêu cầu nêu được: Yêu cầu nêu được: - Khi nhận dạng được hình thái NST, các thành viên lần lượt quan sát vẽ hình đã quan sát được vào vở. B4: GV chốt lại kiến thức - GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo qui trình đã hướng dẫn - GV quan sát tiêu bản xác nhận kết quả của từng nhóm. Hoạt động 2: Mục tiêu: : HS viết được bài thu hoạch sau khi quan sát NST dưới kính hiển vi… B1: GVtreo tranh các kì của nguyên phân HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhóm nhận dạng NST đang ở kì nào? Từng thành viên vẽ và chú thích các hình đã quan sát được vào vở. B2: GV cung cấp thêm thông tin + Kì trung gian: TB có nhân + Các kì khác căn cứ vào vị trí NST trong TB VD: kì giữa NST tập trung ở giữa TB thành hàng, có hình thái rõ nhất 1. Quan sát tiêu bản NST: + Đặt tiêu bản lên bàn kính: quan sát ở bội giác bé chuyển sang bội giác lớn nhận dạng TB đang ở kì nào - Các nhóm tiến hành quan sát lần lượt các tiêu bản * Lưu ý: + Kĩ năng sử dụng kính hiển vi + Mỗi tiêu bản gồm nhiều TB cần tìm TB mang NST nhìn rõ nhất. 2. Báo cáo thu hoạch - HS tiến hành quan sát đói chiếu với tranh vẽ - Vẽ NST vào vở bài tập Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính, kết quả quan sát tiêu bản - GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm - Đánh giá kết quả của nhóm qua bản thu hoạch Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. Các em có biết loại tế bào nào không có nhân không? (tb hồng cầu) 4. Dặn dò: (1 phút) Soạn và chuẩn bị trước bài15: ADN * Rút kinh nghiệm bài học: