Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Giảm phân. Bài học nằm trong chương trình sinh học 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm……… Ngày soạn: ............... Ngày dạy: ................. Tiết số: ................. Bài 10: GIẢM PHÂN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + Học sinh trình bày được sự biến đỏi hình thái NST trong chu kì TB + Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân + Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể 2. Kĩ năng: + Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong tiết học 4. Năng lực - Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo II. Chuẩn bị bài học 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to H 9.1; 9.2; 9.3; ( SGK) - Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.2 2. Chuẩn bị của học sinh: kẻ bảng trước , và đọc bài mới III. Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của quá trình NP? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. B1: GV yêu cầu hs nêu số lượng NST ở 1 số bộ NST mà em đã học. Sau đó cho biết đó là bộ đơn bội hay lương bội. HS: Bộ lưỡng bội. B2: Vậy bộ NST đơn bội được viết ntn? Và bộ đơn bội có ở đâu? B3: GV: Ở tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n). Vậy, tế bào đơn bội được tạo ra như thế nào? Quá trình đó có gì giống và khác so với quá trình NP mà chúng ta vừa được học? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân Mục tiêu: Trình được những diễn biến cơ bản qua các kỳ giảm phân B1: GV yêu cầu HS quan sát kì trung gian ở H 10 trả lời câu hỏi: ? Kì trung gian NST có hình thái như thế nào ? - HS quan sát hình nêu được : + NST duỗi xoắn + NST nhân đôi - 1 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung. B2: GV yêu cầu HS quan sát H10 đọc thông tin SGK hoàn thành bài tập ở bảng 10 - HS tự thu nhận xử lí thông tin - Thảo luận nhóm, thống nhát ý kiến B3: GV kẻ bảng gọi HS lên làm bài - Đại diện nhóm hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. B4: GV chốt lại kiến thức I.Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân(16ph) a) Kì trung gian - NST ở dạng sợi mảnh - Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động b) Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân. Các ì Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu - Các NST xoắn, co ngắn - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau - NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội Kì giữa - Các NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau - Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào - Từng NST kép chẻ ọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (kép) - Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội. Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST) Hoạt động 2: Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của giảm phân B1: GV cho HS thảo luận ? Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ NST giảm đị một nửa. HS nêu được: Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I B2: GV nhấn mạnh: sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST ? Nêu những điểm khác nhau cơ bản của giảm phân I và giảm phân II. - HS ghi nhớ thông tin tự rút ra ý nghĩa của giảm phân. - HS sử dụnh kiến thức ở bảng 10 để so sánh từng kì. II. ý nghĩa của giảm phân Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút) - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. 1.Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài . 2. Giảm phân là gì? Là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n).( Mỗi tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa so vói mẹ) 3.Lựa chọn câu trả lời đúng: (1) Bộ NST chứa trong các tế bào con tạo ra sau giảm phân bình thường của tế bào sinh giao tử lưỡng bội là: a.n b.2n c.3n d.4n (2) Trong giảm phân, hiện tượng tiếp hợp và có thể dẫn tới trao đổi chéo giữa các đoạn tương ứng của các NST kép tương đồng xảy ra ở: a.Kì đầu II b.Kì giữa I c . Kì đầu I d. Kì sau I (3) Tế bào sinh giao tử lưỡng bội kết thúc giảm phân I bình thường, bộ NST trong mỗi tế bào con là: a.n đơn b. n kép c.2n đơn d.2n kép Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1.Xác định số lượng NST , tâm động, cromatit có trong một tế bào ở mỗi kì của giảm phân: Bước 1: Xác định bộ NST 2n Bước 2: Xác định số lượng NST, cromatit, tâm động. Các chỉ số Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối NST đơn 0 0 0 0 0 0 2 x n n NST kép 2n 2n 2n n n n 0 0 cromatit 2 x 2n 2 x 2n 2 x 2n 2 x n 2 x n 2 x n 0 0 Tâm động 2n 2n 2n n n n 2 x n n 2. Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân: - Giống nhau: + Đều là quá trình phân bào. + Đều trải qua các kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. + NST tự nhân đôi một lần ở kì trung gian. - Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân + Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh + Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. dục sơ khai. (giai đoạn chưa chín) + Một lần phân bào + Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. +Có sự phân li đồng đều của các cặp NST + Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do kép tương đồng về 2 cực tế bào (ở kì sau) của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào( ở kì sau của giảm phân I) + 1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân 1 lần tạo ra + 1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo 4 tế 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST bào con, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n). đơn bội (n). 3. Câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn các câu trả lời đúng: Câu 1: Giảm phân xảy ra ở các tế bào: a. Sinh dưỡng b. Sinh dục sơ khai c. Sinh dục chín d. Giao tử Câu 2: NST chuyển từ trạng thái đơn sang trạng thái NST kép nhờ hoạt động: a. Xoắn lại và co ngắn ở kì đầu của nguyên phân. b. Xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa của giảm phân II. c. Nhân đôi ở kì trung gian của chu kì tế bào. d. Phân li NST về 2 cực của tế bào ở kì sau của nguyên phân. Câu 3: Bộ NST lưỡng bội ở tinh tinh là 2n = 48, số lượng NST có trong 1 tế bào sinh trứng ở kì cuối của giảm phân I là: a. 48 NST kép b. 24 NST đơn c. 48 NST đơn d. 24 NST kép Câu 4: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây? a. 2 b.4 c.8 d.16 Câu 5: Xác định số lượng NST, cromatit, tâm động của bộ NST ở người 2n=46 qua các kì của giảm phân. Các chỉ số Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối NST đơn NST kép cromatit Tâm động Câu 6: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ? Trả lời: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về 2 cực tế bào, nên tổ hợp NST ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có 2 khả năng: ( AA)(BB), (aa)(bb) (AA)(bb), (aa)(BB) Vì vậy khi giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab. Nếu gọi n là số cặp NST tương đồng thì số loại giao tử được tạo ra là 2n. 4. Dặn dò: (1 phút) Học bài theo bảng 10 đã hoàn chỉnh. Trả lời câu hỏi 1. Làm bài tập 3, 4 (trang 33) vào vở bài tập Đọc và soạn trước bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh * Rút kinh nghiệm bài học: