Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Viết bài tập làm văn số 2 Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Kiểm tra việc nắm lí thuyết và kiểu bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm của học sinh. - Củng cố kiến thức về văn học kiến thức văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (tập làm văn). 2. Kĩ năng - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng; đặc biệt là kĩ năng về kiểu bài tự sự (kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm). - Khảo sát, bao quát một số kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 8 theo tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian… 4. Thái độ Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết. II. Hình thức ra đề - Hình thức: tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp. - Thời gian: làm ở nhà. III. Thiết lập ma trận đề (Có tệp đính kèm) - Liệt kê chuẩn kiến thức, kỹ năng của kiểu bài biểu cảm. - Thiết lập ma trận đề. - Xác định khung ma trận. (Trưởng nhóm ra) IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Phát đề cho học sinh (Đề+ đáp án+ biểu điểm nộp lưu tổ chuyên môn) 3. Kỹ năng làm bài - GV: Yêu cầu HS thực hiện làm bài đúng về nội dung đẹp, khoa học về hình thức * Trả lời tốt phần lý thuyết * Viết đúng quy trình một bài văn - Đọc kĩ đề làm bài đúng yêu cầu 4 bư¬¬ớc: - Tìm hiểu đề, tìm ý (định h¬¬ướng văn bản) - Lập dàn ý. - Viết văn bản tự sự. - Đọc lại bài viết và sửa chữa 4. Củng cố (3’) - Nhận xét giờ kiểm tra. - Nhắc lại các bước làm bài văn tự sự. 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (1’) * Đối với bài cũ - GV thu bài, nhận xét ý thức viết bài của HS trong giờ. - Nhắc lại cách viết bài văn tự sự. * Đối với bài mới Chuẩn bị: Nói quá. + Đọc các phần nội dung bài học. + Các bài tập trong vở, trong SGK. CHỦ ĐỀ: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ A. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ: Nói quá, nói giảm nói tránh. B. Xây dựng nội dung chủ đề bài học Tiết theo chủ đề Tiết theo PPCT Nội dung Ghi chú 1 37 Hình thành kiến thức về Nói quá. Tiết 37 theo PPCT năm 2011. 2 38 HD HS tìm hiểu Nói giảm, nói tránh - Luyện tập tổng kết chủ đề Tiết 40 theo PPCT năm 2011. C. Xác định mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là nói quá, nói giảm nói tránh. - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá. - Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ nói trên trong những tình huống nói và viết cụ thể. 2. Kỹ năng: - Vận dụng hiểu biết về phép nói quá trong đọc - hiểu văn bản. - Phân biệt được nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ: - Giáo dục đạo đức: Biết yêu tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn tiếng mẹ đẻ, phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. 4. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: học sinh soạn bài, tìm hiểu qua tư liệu tham khảo để khám phá kiến thức trước khi lên lớp và theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên, tự hoàn thành các bài tập hoặc các nhiệm vụ của nhóm và giáo viên. - Năng lực giải quyết vấn đề: có suy nghĩ và tìm ra các phương án giải quyết vấn đề khi vận dụng các kiến thức về từ vựng vào làm bài tập. - Năng lực sáng tạo: được trau dồi trong quá trình tự học, hoạt động nhóm, khi giải quyết các tình huống và đưa ra các phương án mới, hiệu quả. - Năng lực giao tiếp: năng lực giao tiếp trong chủ đề “các biện pháp tu từ” cần được chú trọng vì đây là cơ hội để các em hoàn thiện vốn hiểu biết của bản thân về các biện pháp tu từ. Năng lực này được vận dụng linh hoạt khi các em trao đổi tích cực với giáo viên, với bạn học. - Năng lực hợp tác: Năng lực này thể hiện chủ yếu trong bước chuyển giao nhiệm vụ học tập của giáo viên. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Việc sử dụng vốn từ vựng trong giao tiếp cũng như trong viết bài, đoạn văn, câu văn giúp cho năng lực này phát triển. Thường thì năng lực này được thể hiện trong khi sử dụng kĩ thuật trình bày một phút, hoạt động nhóm. - Sử dụng công nghệ thông tin: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực viết, phân tích, đánh giá, làm việc độc lập, chủ động. D. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC (Sử dụng các động từ hành động để mô tả) Các năng lực hướng tới của chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung 1 Nói quá - Nhớ được khái niệm nói quá. - Tìm và giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao. - Phân biệt được nói quá và nói khoác. - Suy nghĩ về việc sử dụng biện pháp nói quá trong khi viết văn và trong giao tiếp hàng ngày. - Đưa ra được những bình luận, nhận xét, đánh giá thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong văn bản mới. - Viết đoạn văn có sử dụng nói quá. - Phân vai một tình huống có sử dụng nói quá. * Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: thu thập kiến thức xã hội có liên quan. * Năng lực chuyên biệt: Năng lực viết, phân tích, đánh giá, làm việc độc lập, chủ động. Nội dung 2 Nói giảm, nói tránh - Nhớ được khái niệm nói giảm nói tránh. - Biết cách sử dụng nói giảm nói tránh để nâng cao hiệu quả giao tiếp. - Vận dụng kiến thức về nói giảm nói tránh để phân tích những trường hợp không nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. - Suy nghĩ về việc sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong khi viết văn và giao tiếp hàng ngày. - Đưa ra được những bình luận, nhận xét, đánh giá thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh trong văn bản mới. - Viết đoạn văn có sử dụng nói giảm nói tránh. - Vân vai một tình huống có sử dụng nói giảm nói tránh. E. Biên soạn câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả 1. Dạng bài tập nhận biết, thông hiểu - Nhắc lại khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh. - Phân biệt nói quá với nói khoác. - So sánh nói quá và nói giảm nói tránh. - Tìm nói quá và nói giảm nói tránh trong các ví dụ cụ thể. - Tìm các thành ngữ có sử dụng nói quá và nói giảm nói tránh. 2. Dạng bài tập vận dụng - Viết đoạn văn có sử dụng nói quá, nói giảm nói tránh. - Phân vai tình huống có sử dụng nói quá, nói giảm nói tránh. - Vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. F. Thiết kế tiến trình dạy học Hoạt động Nội dung Tiết theo chủ đề Tiết theo PPCT 1. Khởi động Nói quá 1 37 2. Hình thành kiến thức 3. Luyện tập Nói giảm nói tránh Luyện tập, tổng kết chủ đề 2 38 4. Vận dụng 5. Mở rộng, sáng tạo