Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Văn bản tường trình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 134 VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình. - Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác. - Tái hiện một sự việc trong văn bản tường trình. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động tìm hiểu các văn bản hành chính. - Có ý thức học tập bộ môn 4. Định hướng phát triển năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học: học sinh soạn bài, tìm hiểu qua tư liệu tham khảo để khám phá kiến thức trước khi lên lớp và theo yêu cầu chuẩn bị của giáo viên, tự hoàn thành các bài tập hoặc các nhiệm vụ của nhóm và giáo viên. - Năng lực giải quyết vấn đề: có suy nghĩ và tìm ra các phương án giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản hành chính công vụ . - Năng lực giao tiếp : Hình thành khi trao đổi ý kiến trước tập thể. - Năng lực hợp tác: Thể hiện khi giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Được hình thành trong việc tạo lập văn bản, cần lưạ chọn ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng. * Năng lực chuyên biệt: - Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn bản hành chính công vụ . - Tạo lập được văn bản hành chính công vụ có chức năng tường trình và thông báo. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 8A1 8A2 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. GV cho điểm các tổ đã tìm tư liệu theo yêu cầu và nộp sản phẩm đúng thời gian quy định. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) ? Giải nghĩa hoặc nối nghĩa của một số từ Hán Việt Quán quân Người đứng đầu trong một cuộc thi Tường trình Trình bày, báo cáo lại đầy đủ, rõ ràng một vấn đề Gia chủ Chủ nhà Lân cận Vùng xung quanh Tứ đại đồng đường 4 thế hệ sống trong một nhà Sau đó nhấn mạnh về từ tường trình HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Gv hệ thống lại đặc điểm của văn bản hành chính: ? Chúng ta đã học các loại văn bản như: Đơn từ, Đề nghị, Báo cáo... đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản gì? Mục đích của từng loại văn bản đó là gì? Nêu một vài ví dụ? H: Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản điều hành – (hành chính công vụ), rất khác so với kiểu văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh mà chúng ta đã học. Đơn từ: là văn bản trình bày nguyện vọng của cá nhân (hoặc tập thể) để cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. (ví dụ: Đơn xin trợ cấp, đơn xin chuyển trường, ... Đề nghị Kiến nghị): là văn bản trình bày các ý kiến, nêu ra những biện pháp, giải pháp, phương hướng của cá nhân hay tập thể để cá nhân hay tổ chức có thấm quyền xem xét, giải quyết. Ví dụ: Kiến nghị mắc lại hệ thống điện của lớp, đề nghị naamg cấp thư viện, đề nghị tổ chức lại đội bóng của trường.. Kiến nghị rất gần với đơn từ nhưng khác ở chỗ chú trọng nêu ra ý kiến, biện pháp, phương hướng chứ không phải trình bày sự việc, hoàn cảnh... - Hs đọc mục 1- sgk ? Em hiểu "tường trình" nghĩa là gì? ? Ai viết những văn bản đó? người viết có vai trò gì? H: Người viết tường trình: là học sinh cả hai đều có liên quan đến vụ việc, người gây ra vụ việc (1), người là nạn nhân của vụ việc (2) ? Ai là người nhận văn bản? Người nhận có vai trò gì? H: là giáo viên bộ môn, là hiệu trường nhà trường. GV: người có thẩm quyền và trách nhiệm phải hiểu rõ nội dung và bản chất của vụ việc thì mới có thể có kết luận và cách thức giải quyết. ? Nội dung tường trình về sự việc gì? H: Về việc hs nộp bài chậm; vì việc mất xe đạp ? Vì sao phải tường trình? H; Tường trình các tình huống, sự việc đã xảy ra hậu quả để cấp có thẩm quyền hiểu rõ và có cách thức giải quyết. ? Nhận xét về thể thức trình bày, về thái độ thể hiện trong lời văn, giọng văn của cả hai văn bản? H: Thể thức trình bày: theo đúng quy cách (đúng mẫu) của loại văn bản này (Hành chính – công vụ). Thái độ người viết tường trình: cần khiêm tốn, trung thực, khách quan. Lời văn: rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh, đúng mực ? Em hãy nêu một số trường hợp cần phải viết văn bản tường trình? H: Về việc đánh bạn hay chứng kiến việc đánh bạn..., vụ tai nạn xe máy mà em chứng kiến, ... - Vậy làm văn bản tường trình như thế nào? Hoạt động 2: Cách làm văn bản tường trình. (15P) - Gọi hs đọc 4 tình huống sgk-135. ? Tình huống nào nhất thiết phải viết văn bản tường trình? Tình huống nào không cần viết? Tình huống nào có thể viết có thể không ? Vì sao? H: Tình huống (a) (b) nhất thiết phải viết văn bản tường trình để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thỏa đáng và ra hình thức kỷ luật thỏa đáng. Tình huống (c) không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ chỉ cần nhắc nhở nhau hoặc phê bình trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Tình huống (d) không cần viết văn bản tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể : con dao, quả trứng gà, một chiếc chổi lau nhà...). Ngược lại nếu tài sản có giá trị cần phải viết văn bản tường trình để công an nhập cuộc điều tra ?Vậy khi nào cần viết văn bản tường trình? H: khi vụ việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét về mức độ thiệt hại hay trách nhiệm của viết tường trình. GV: như vậy, không phải bất kỳ sự việc nào xảy ra cũng cần phải viết văn bản tường trình, Cần xác định sự việc này có cần viết hay không? Viết gửi cho ai? Nhằm mục đích gì? Vậy viết văn bản tường trình như thế nào? GV chuyển sang mục (2) - Hs đọc ví dụ sgk-135 mục 2 ?Nêu thể thức viết một văn bản tường trình? H: (Sgk -135) - GV chốt kiến thức ghi bảng (có thể đưa lên máy chiếu – Bảng phụ HS đọc ghi nhớ sgk-136 *Lưu ý: Gọi hs đọc lưu ý (sgk – 136) ? Tại sao tên văn bản nên dùng chữ in hoa? ? Tại sao giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm thời gian và tên văn bản lại cần phải chừa khoảng cách hơn một dòng? Tại sao không nên viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn? I. Đặc điểm của văn bản tường trình. 1. Ngữ liệu: (SGK/133-134) - Người viết tường trình: là người có liên quan đến vụ việc. - Người nhận tường trình: là người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết, giải quyết. - Nội dung: tường trình lại các tình huống, sự việc đã xảy ra hậu quả. - Thể thức trình bày: theo đúng quy cách ( đúng mẫu) của loại văn bản này - Thái độ người viết tường trình: cần khiêm tốn, trung thực, khách quan. - Lời văn: rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh, đúng mực. II. Cách làm văn bản tường trình. 1. Tình huống cần phải viết văn bản tường trình. a. Ví dụ: sgk – 135 - Tình huống (a) (b) nhất thiết phải viết văn bản tường trình để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thỏa đáng và ra hình thức kỷ luật thỏa đáng. 2. Cách làm văn bản tường trình. a. Thể thức mở đầu văn bản tường trình: - Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa) - Địa điểm, thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải) - Tên văn bản (ghi chính giữa) - Người (cơ quan) nhận văn bản tường trình: Kính gửi:... b. Nội dung tường trình: trình bày + Thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. + Thái độ tường trình: khách quan, trung thực. c. Kết thức văn bản tường trình: + Lời đề nghị hoặc cam đoan. + Chữ ký và họ tên người tường trình. 3. ghi nhớ: (sgk -136) * Lưu ý: (sgk-136) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) ? Viết một văn bản tường trình kể về một sai phạm của em đã làm ảnh hưởng đến tập thể lớp HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ?. Kể ra ba tình huống cần phải viết văn bản tường trình. Gợi ý: Ba tình huống cần phải viết văn bản tường trình: - Bị ăn trộm mất điện thoại khi đi trên xe bus. - Xảy ra ẩu đả, đánh nhau gây thương tích. - Làm hỏng tài sản công cộng. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) ?Tìm đọc các văn bản tường trình trên mạng 4. Hướng dẫn học ở nhà * Đối với tiết học này: - Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức cần ghi nhớ - Học bài, làm các bài tập *Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Luyện tập về văn bản tường trình