Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trường từ vựng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:6 Tiếng Việt: TRƯỜNG TỪ VỰNG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm trường từ vựng. - - Xác lập được một số trường từ vựng gần gũi. 2. Kĩ năng - Biết tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng. - Biết vận dụng kiến thức về trường từ vựng để học- hiểu và tạo lập văn bản. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ Ý thức sử dụng quan hệ từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG. - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc. Tích hợp giáo dục đạo đức: - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. *Tích hợp môi trường: Tìm các trường từ vựng liên quan đến môi trường. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, phiếu học tập), Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC G H Bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, cặp, bảng, phấn... ? Các từ mà các em vừa kể có điểm gì chung nhất? - Cùng thuộc một phạm vi nghĩa ( Một nét chung về nghĩa ) Nói về đồ dùng, dụng cụ để học tập của học sinh => Vậy khi tập hợp những từ đó lại ta sẽ có một trường từ vựng phù hợp ... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (14’) - Mục tiêu: tìm hiểu trường từ vựng. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu trường hợp điển hình, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là trường từ vựng. I. Thế nào là trường từ vựng? G H G H G H G H ? Đọc đoạn văn ( chú ý vào các từ in đậm) ? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng nào? Người, động vật hay sự vật? Tại sao ta biết được điều đó? - Các từ đó dùng để chỉ đối tượng là người. -> Biết được điều đó vì các từ ấy đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định. ? Các từ đó có nét chung nào về nghĩa? Trình bày. GV nhận xét Các từ trên tập hợp thành một trường từ vựng. ? Vậy em hiểu trường từ vựng là gì? Trình bày. ? Cơ sở chính để hình thành nên một trường từ vựng cần căn cứ trên những điều gì? Các từ phải có một nét chung về nghĩa. Nhấn mạnh : Lưu ý nếu không có một nét chung về nghĩa thì sẽ không tạo được một trường từ vựng. 1. Phân tích ngữ liệu - Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng - Đều có nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận cơ thể con người. -> Tập hợp thành một trường từ vựng. -> Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 2. Ghi nhớ ( SGK - 21) G Bài tập nhanh: Thảo luận nhóm: 2’ (Bảng phụ) Nhóm 1: Các từ in đậm trong câu văn thuộc trường từ vựng nào? Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.(Trong lòng mẹ) Đáp án : Chỉ hoạt động của răng. Nhóm 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ môn khoa học? - Toán học, vật lý, sinh học... Nhóm 3: Cho nhóm từ : mập, gầy, cao, thấp, lòng khòng, lênh khênh, lêu nghêu... Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì? - Chỉ hình dáng của con người. G G H G H G H G H G H G H G H G H G H GV: Một số điều lưu ý giúp chúng ta hiểu thêm một số khía cạnh khác về trường từ vựng ? Theo em, một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn không? ? Trường từ vựng "mắt" có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào? Cho ví dụ? ? Lấy ví dụ trường từ vựng "mắt" có nhiều trường nhỏ? ( 5 trường nhỏ ) + Bộ phận của mắt: lòng đen, con ngươi, lông mày... + Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh... + Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm... + Bệnh về mắt: quáng gà, thong manh, cận thị... + Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, liếc, ngó... ? Các từ trong trường từ vựng về mắt thuộc các từ loại nào? ( Có DT, ĐT, TT ) ? Lấy ví dụ thuộc trường " mắt" có DT, ĐT, TT? + DT: con ngươi, lông mày, lông mi... + ĐT : nhìn, liếc, ngó, trông ... + TT : lờ đờ, toét, tinh anh... ? Dựa vào hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau không? Có thể. ? Hãy lấy ví dụ minh hoạ - Từ "ngọt": + Trường mùi vị( Cùng trường với: cay, đắng, chát ...) + Trường âm thanh (Cùng trường với: the thé, êm dịu ...) + Trường thời tiết ( Rét ngọt cùng trường với: hanh, ẩm, giá ... ) Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày ta thường dùng cách chuyển... * Bảng phụ ghi đoạn văn T/22 ? Đọc đoạn văn (chú ý các từ in đậm) ? Các từ in đậm bản thân nó thuộc trường từ vựng nào? ? Trong đoạn văn này, tác giả đã chuyển các từ đó từ trường từ vựng “người" sang trường từ vựng nào? - Các từ tưởng, mừng, chực, ngoan vốn là các từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của con người và các từ ngữ cậu, cậu Vàng chuyên để chỉ người đã được chuyển trường để miêu tả con vật => Chính cách chuyển trường từ vựng này đã khắc hoạ sinh động mối quan hệ thân thiết giữa con chó vàng và lão Hạc. Chú chó ở đây như là một người bạn để lão Hạc có thể trò chuyện, tâm tình, giải khuây trong những ngày tháng cô đơn của tuổi già. -> Lưu ý cho HS : về mối quan hệ giữa trường từ vựng với các biện pháp tu từ từ vựng. * Kết hợp làm bài tập 6/ SGK T23 ( Bảng phụ ghi đoạn thơ ) ? Các từ: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ thuộc trường từ vựng nào? Trường "quân sự". ? Từ trường từ vựng "quân sự", các từ đó đã được chuyển sang trường từ vựng nào? Chuyển sang trường từ vựng "nông nghiệp". ? Nhắc lại các điểm cần lưu ý về trường từ vựng? Nêu 4 điểm cần lưu ý. * Lưu ý: a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. VD: Trường từ vựng "mắt" có nhiều trường nhỏ. b) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. VD: Thuộc trường " mắt" có DT, ĐT, TT. c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. VD : Ngọt - trường mùi vị - trường âm thanh - - trường thời tiết d) Ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật và khả năng diễn đạt (Phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh...) VD: SGK/T22 - Các từ : tưởng, mừng, cậu, chực, cậu Vàng, ngoan thuộc trường từ vựng " người" chuyển sang trường từ vựng " thú vật" để nhân hoá. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng về trường từ vựng. - Phương pháp: PP vấn đáp, PP hoạt động nhóm. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân, nhóm. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo.. G H G Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập ? Tìm các từ thuộc trường từ vựng " người ruột thịt" Trình bày. ? Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau: Chia nhóm : mỗi nhóm 2 dãy từ. II. Luyện tập: Bài tập1/ T23 Các từ trường từ vựng ruột thịt: thầy, mợ, mẹ, cô, con, em Bài tập 2/ T23 a) Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: Lưới, nơm, câu, vó... b) Đồ dùng để chứa đựng: Tủ, rương, hòm, va-li, câu, vó... c) Hoạt động của chân: Ddá, đạp, giẫm, xéo... d) Trạng thái tâm lý: Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi... e) Tính nết của người: hiền lành, độc ác, cởi mở... g) Phương tiện để viết: bút máy, bút bi, bút chì, phấn... G G Hướng dẫn HS về nhà làm. Yêu cầu lớp phó kiểm tra sau. Bài tập 3/ T23 Bài tập 4/ T23 Bài tập 5/ T 23 G H ? Các từ: Chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn thường dùng ở lĩnh vực quân sự nhưng ở đây được dùng để nói về lĩnh vực nào? Đọc kĩ đoạn thơ và thảo luận trả lời. Bài tập 6/ T24 Tác giả đã chuyển trường từ vựng “quân sự ” sang trường từ vựng “nông nghiệp. G H G ? Viết một đoạn văn có ít nhất 5 từ cùng trường từ vựng “Trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá” Yêu cầu: - Viết đoạn văn có ít nhất 5 từ cùng trường từ vựng. - Chủ đề: Liên quan đến trường học hoặc môn bóng đá. HS trình bày phiếu học tập, GV thu 5 phiếu chấm và trả sau. * Tham khảo các từ: - Trường từ vựng trường học: Trường, lớp, sân trường, vườn thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bảng, phấn, bàn ghế, sách, vở, hướng dẫn, giảng dạy, học ,kiểm tra... - Trường từ vựng môn bóng đá: Thủ môn, tiền đạo, hậu vệ, trung vệ, giám biên, trọng tài chính, trợ lí trọng tài, sút, chuyền, đá, đánh đầu... Bài tập T7/ 24 Tham khảo: Trường học! Một từ không hề xa lạ đối với bất kì một người học sinh nào. Những kỉ niệm đẹp đẽ nhất của cuộc đời có lẽ đều ở đó. Vì sao ư? Đó là quãng thời gian ngắn ngủi để mỗi người tiếp thu tri thức để bước vào đời, là tuổi con người còn ngờ nghệch, đáng yêu và có những phút nông nổi, là quá trình mỗi người ấp ủ những khát vọng, ước mơ đẹp nhất. Hình ảnh cùng với kỉ niệm về ngôi trường xưa, hàng ghế đá, cây phượng vĩ hay bạn bè, thầy cô giáo cũ luôn luôn chiếm một vị trí trong trái tim mỗi người. Điều này có cần phải được kiểm chứng không, câu trả lời ở trong lòng bạn đó! HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não, trình bày. Vẽ sơ đồ tư duy bài học: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: chơi trò chơi. - Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung. - Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. * Tích hợp môi trường: Tìm các trường từ vựng liên quan đến môi trường: biển, rừng, thực vật, động vật,... Yêu cầu hs chơi trò chơi tiếp sức tại chỗ. G quan sát, có hình thức khen thưởng H. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Học kĩ nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập còn lại. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài: Tức nước vỡ bờ - Đọc kĩ bài, tóm tắt văn bản. - Chuẩn bị theo nội dung câu hỏi SGK