Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tổng kết phần văn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 128 TỔNG KẾT PHẦN VĂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn - Hệ thống các văn bản đã học nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản - Hiểu sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ - Nắm được sơ giản về thơ đường luật, thơ mới. 2. Kĩ năng - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. - Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian… 4. Thái độ - Yêu mến văn chương, ý thức tự giác tích cực học tập. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Bảng hệ thống các văn bản văn thơ VN từ tuần 15 – 18. Tên văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung chủ yếu Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu Thơ bát cú Đường luật Phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Thơ bát cú Đường luật Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn khong sờn lòng đổi chí. Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Thơ TN bát cú Đường luật( được đổi mới) Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Hai chữ nước nhà á Nam Trần Tuấn Khải Song thất lục bát Tác giả mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Qua đó ta thấy tác giả đã thể hiện tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà. Nhớ rừng Thế Lữ Thơ tám chữ tự do, số câu không hạn định Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Qua đó khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. - HS hoàn thành bài tập 1 - GV cho HS nêu kết quả phần chuẩn bị của mình rồi HS khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh. 2. So sánh sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19. Vì sao thơ trong bài 18, 19 goị là thơ “mới” ? Chúng mới ở chỗ nào? - HS lập bảng so sánh ND so sánh Văn bản thơ trong các bài 15, 16 ( Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Muốn làm thằng Cuội ) Văn bản thơ trong các bài 18, 19 ( Nhớ rừng, Quê hương) Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, số câu chữ được quy định chặt chẽ ( 8 câu, 56 chữ) gieo vần, đối, niêm phải theo đúng luật thơ Đường 8 chữ tự do, số câu không hạn định. Bài Nhớ rừng có câu đến 10 chữ, gieo vần chân ( 2 vần B tiếp đến 2 vần T), câu thơ tuôn chảy ào ạt theo mạch cảm xúc, mà không bị niêm luật nào cả. Cách bộc lộ cảm xúc Bằng hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ thơ: Do luật thơ quy định chặt chẽ nên cách bộc lộ cảm xúc vẫn mang tính ước lệ của văn chương trung đại: nhịp thơ 4/3 đều đều, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ đều lấy từ thi liệu cổ điển: bồ kinh thế, cung quế… Tự do thoải mái, tự nhiên hơn do không bị hạn định bởi số câu, chữ và luật thơ. Cảm xúc tuôn trào ào ạt trong bài Nhớ rừng, bộc lộ chân thành tự nhiên qua bài thơ Quê hương đã tạo ra một giọng điệu thơ mới mẻ, những hình ảnh thơ gợi cảm và ngôn ngữ thơ sáng tạo: Gậm một khối căm hờn Kết luận: Nhớ rừng, Quê hương là “thơ mới” vì các bài đó đã thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ ( Thơ Trung đại) để đem đến cho thời này ( giai đoạn 1930- 1945) những cái mới của thơ hiện đại. Đó là những cảm xúc mới mẻ trong nội dung thơ và những cách tân trong nghệ thuật thơ… - HS tự chọn những câu thơ hay nhất trong 4 bài thơ kể trên, chọn mỗi bài từ 2 đến 4 câu. 3. Những điểm chung cơ bản của các bài thơ: - Các bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đ¬ường. - Đều là thơ viết về cảnh sống ngục tù, tăm tối, cực khổ của ng¬ười tù viết trong ngục. - Tác giả đều là những chiến sĩ yêu n¬ước CM lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà Nho tinh thông Hán học. - Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cư¬ờng của ng¬ười CM. - Sẵn sàng chấp nhận, khinh th¬ường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày. - Giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung. - Kháo khát tự do, tinh thần lạc quan CM. Những điểm chung ấy lại đ¬ược biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, hấp dẫn riêng của từng bài. 4. Những câu, những đoạn mà em yêu thích, giải thích làm rõ lí do. Học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét ngắn gọn. 4. Hướng dẫn về nhà * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập theo nội dung bìa học. - Hoàn chỉnh các bài tập. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Tổng kết phần văn ( Tiếp). - Ôn tập phần văn học nước ngoài cả năm. - Chuẩn bị theo nội dung SGK.