Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tóm tắt văn bản tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm được các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự. 2. Kĩ năng - Đọc, hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự. - Biết phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết. - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. 3. Định hướng phát triển năng lực - - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ HS có ý thức tập trung, nắm vững nội dung các văn bản tự sự. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm… D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. G Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, hằng ngày có rất nhiều lượng thông tin được cập nhập trên các kênh khác nhau như: (sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng internet..) đặc biệt là qua sách ngữ văn,.. để kịp thời cập nhật những thông tin đó ta phải biết tóm tắt những nội dung chính, kĩ năng đó như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) - Mục tiêu: tìm hiểu về tóm tắt văn bản tự sự. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. G G H H G H G H G G H G H ? Thế nào là văn bản tự sự? ? Lấy ví dụ qua các văn bản đã học? Thường là văn bản có cốt truyện, có nhân vật, sự kiện, chi tiết tiêu biểu ( Trình bày diễn biến sự việc). Khi viết nhà văn thường thêm vào nhiều chi tiết phụ cho truyện thêm sinh động, hấp dẫn, có hồn. ? Trong trường hợp nào chúng ta phải tóm tắt văn bản tự sự? Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của nó để sử dụng hoặc kể cho người khác nghe. ? Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Trình bày. *Kết luận: Là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự vì ghi lại đầy đủ và chi tiết thì không phải là tóm tắt nữa. ? Đọc bài 2 – mục I/ SGK. ? Chọn phương án đúng nhất trong những câu đã cho Đáp án b. ? Tại sao em lại chọn phương án đó Căn cứ vào khái niệm: tóm tắt văn bản tự sự. - Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. Hoạt động: Cách tóm tắt văn bản tự sự. II. Cách tóm tắt văn bản tự sự G H G H G H G H G H G H G H G G G G G H G H G H ? Đọc văn bản tóm tắt SGK/ T60. ? Văn bản tóm tắt đó kể lại nội dung của văn bản nào Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. ? Dựa vào đâu mà em nhận ra được nó Trình bày: - Dựa vào nhân vật: Vua Hùng thứ 18, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương. - Sự việc: Vua Hùng Kén rể. + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn. + Sơn Tinh thắng, cưới được Mị Nương + Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh + Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. ? Như vậy theo em, văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” mà em đã học không? Nêu đầy đủ nội dung chính. ? Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với bản gốc Trình bày: + Độ dài: ngắn hơn. + Lời văn: là lời của người tóm tắt. + Số lượng nhân vật: ít hơn (chỉ có nv chính). + Sự việc: ít hơn (SV chính). ? Từ những nhận xét trên, em hãy cho biết yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. ? Từ văn bản tóm tắt em vừa tìm hiểu, theo em muốn viết được một văn bản tóm tắt, em cần phải làm những việc gì? Trình tự thực hiện? Trình bày: - Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung chính của nó, cụ thể là: + Sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc. + Nhân vật. - Hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt. - Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí. - Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. Bài tập nhanh ( Bảng phụ ) ? Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự? A. Thánh Gióng B. Ý nghĩa văn chương C. Lão Hạc D. Thạch Sanh Đưa ra lựa chọn. *Lưu ý : Khi tóm tắt cần đảm bảo tính khách quan, không thêm bớt các chi tiết, sự việc có trong tác phẩm, không chen vào trong các văn bản tóm tắt ý kiến bình luận, khen chê của người tóm tắt. Ngoài ra văn bản tóm tắt còn phải: Đảm bảo tính hoàn chỉnh, bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) và đảm bảo tính cân đối về bố cục một cách hợp lý. * Chuyển ý: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào.... (Nhóm) ? Hãy sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lý? A. Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng. B. Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lý. C. Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm cần được tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó D. Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. Y/c: Sắp xếp theo trình tự C-A- B- D ? Từ đó, em hãy nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự? ? Em hãy nêu các bước tóm tắt văn bản? Trình bày. ? Cần lưu ý điều gì khi tóm tắt văn bản? Trình bày: + Không đưa vào những nhận xét, đánh giá chủ quan của người tóm tắt. + Tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật, yếu tố phụ không quan trọng. + Chú ý tính khách quan ( trung thành với văn bản được tóm tắt) tính hoàn cảnh, giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện mở đầu, phát triển, kết thúc, tính cân đối: số dòng, số câu... phù hợp. ? Nêu kết luận chung về tóm tắt văn bản? Đọc phần ghi nhớ (SGK) 1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. a. Phân tích ngữ liệu: SGK/T60. - Tóm tắt nội dung VB “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. - Nêu gắn gọn, đầy đủ nội dung chính của văn bản. - So với văn bản gốc: + Ngắn hơn + Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn. - Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. b. Các bước tóm tắt văn bản - Đọc kĩ văn bản. - Xác định nội dung chính. - Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí. - Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 2. Ghi nhớ: SGK/ T61 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm tóm tắt văn bản. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập G H G G H G H G Bài tập củng cố kiến thức ? Thực hành tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”? HS thực hiện ->HS nhận xét. Nhận xét. ? Tóm tắt đoạn trích" Tức nước vỡ bờ" Trích trong " tắt đèn" của Ngô tất Tố? a, Nhân vật chính: Chị Dậu b, Sự việc tiêu biểu: - Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm - Chị Dậu đối phó với bọn cai lệ... - Chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. c, Viết đoạn văn tóm tắt Làm bài ra phiếu học tập. Thu bài, đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm ( 5- 7 bài). Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ” Đoạn văn tham khảo: Nhận được bát gạo của bà lão hàng xóm giúp đỡ, Chị Dậu nấu 1 nồi cháo cho chồng và con ăn vì cả nhà đã nhịn đói từ hôm qua. Anh Dậu chưa kịp đưa bát cháo lên miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào định trói và mang anh Dậu ra đình. Chị Dậu hoảng hốt van xin mong chúng tha cho anh Dậu. Song bọn chúng xông đến đánh trói anh Dậu và cả chị. Tức quá bèn cự lại đánh ngã hai tên tay sai. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để lí giải thực tiễn - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút GV: Theo em, nếu không biết cách tóm tắt văn bản tự sự thì chúng ta sẽ gặp khó khăn gì? Các bước tóm tắt văn bản tự sự? Trong 4 bước tóm tắt văn bản tự sự bước nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Bốn bước đều quan trong, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Bước 1 1à quan trọng nhất vì nếu không đọc kĩ tác phẩm để nắm được chủ đề, nhân vậ vật, sự kiện thì không thể làm các bước tiếp theo. ?Về tìm đọc bài báo viết về việc em bé Hải An hiến tạng sau khi mất và tóm tắt bài báo đó 4. Hướng dẫn về nhà (2’): * Đối với bài cũ: Đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học. * Đối với bài mới: Chuẩn bị “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự” - Đọc kĩ văn bản “Tức nước vỡ bờ” và “ Lão Hạc”. - Chuẩn bị bài theo nội dung SGK ? Nhận xét việc liệt kê những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của văn bản "Lão Hạc"? ? Nếu để nguyên trình tự sắp xếp các ý đó, em có thể tóm tắt được văn bản "Lão Hạc" không? Vì sao? ? Nêu những sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng trong "Tức nước vỡ bờ"? ? Viết văn bản tóm tắt (10 dòng)?