Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là văn bản thuyết minh; ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. - Nắm được yêu cầu của văn bản thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ...) 2. Kĩ năng * Kĩ năng bài dạy: - Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản trước đó; - Biết trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác. * Kĩ năng sống: - KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN giải quyết một vấn đề, KN lắng nghe tích cực, KN tư duy sáng tạo. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Giáo dục ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các loại văn bản * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong học tập và trong cuộc sống. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra sự chuẩn bị : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ. - Lớp phó học tập nhắc lại yêu cầu bài tập về nhà và báo cáo kết quả kiểm tra - GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh -> có biện pháp động viên khích lệ. Bước 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. G cho H xem clip giới thiệu về khu di tích danh thắng của địa phương(Hoàng Thành Thăng Long/ Kinh Thành Huế/.... ? Đoạn clip trên cung cấp cho em thông tin gì? H: Đoạn clip cung cấp thông tin về .... bao gồm về vị trí địa lý, cấu trúc và giá trị về tâm linh. G: Trong cuộc sống cũng như trong văn học, ngoài những kiểu văn bản tự sự, miêu tả và nghị luận, người ta còn dung kiểu văn bản thuyết minh. Để hiểu hơn về văn bản thuyết minh, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết này. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: tìm hiểu về vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh. I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người: G cho H tìm hiểu hai tình huống để làm rõ khái niệm thuyết minh. ? Qua hai tình huống trên em hiểu thế nào là thuyết minh? H chia sẻ cách hiểu. G đưa ra kết luận: Thuyết minh là giới thiệu những đặc điểm, tính chất… của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. * HS đọc 3 văn bản (115 – 116). Chia nhóm -> HS tìm hiểu T1: Cây Dừa Bình Định T2: Tại sao lá cây...lục T3 + 4: Huế ? Các em hãy đọc kĩ văn bản và xác định: - Nội dung của mỗi văn bản? - Đối tượng nói đến của mỗi văn bản? - Văn bản nói đến lĩnh vực nào? - Em biết gì về đối tượng được nói đến trong văn bản? - Mục đích của văn bản? - Cách thức trình bày? - Học sinh hoạt động nhóm 3->5’ -> cử đại diện lên bảng (chia 3 phần cho mỗi văn bản, điền vào những yêu cầu trên) G cho H nhận xét từng nhóm, chiếu đáp án và phân tích kĩ từng văn bản. a. Phân tích ngữ liệu - VB1: trình bày lợi ích của cây dừa... - VB2: giới thiệu tác dụng của chất diệp lục... - VB3: giới thiệu Huế với tư cách là trung tâm văn hoá lớn của VN với những đặc điểm riêng độc đáo... Nhóm 1: Cây dừa Bình Định - ND: Lợi ích của cây dừa trong đời sống nhân dân Nam Bộ - Đối tượng: Cây dừa. - Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên. - Biết về tác dụng của cây dừa: + Thân + Lá, cọng, gốc, nước, cùi, sọ, vỏ. -> Phương pháp liệt kê dựa trên đặc điểm cấu tạo của cây dừa. - MĐ: Cung cấp KT ... về cây dừa (kiến thức về lĩnh vực khoa học sinh vật) - Cách thức: Trình bày Nhóm 2: Tại sao lá cây có màu xanh lục - ND: Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh lục. (vì - sở dĩ -> vì -> do đó -> như vậy... ) - Lĩnh vực: KHTN. - Biết được nguyên nhân vì sao phát triển. - MĐ: Cung cấp kiến thức về tác dụng chất diệp lục (kiến thức về lĩnh vực khoa học sinh vật). - Cách thức: Giải thích. (3) Huế: - ND: Giới thiệu về Huế – một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn. - Đối tượng: Huế (vẻ đẹp của Huế). - Lĩnh vực: Khoa học xã hội. - Biết về vẻ đẹp Huế. * Một thành phố đẹp: thiên nhiên; thơ; con người sáng tạo, anh hùng + Sự kết hợp hài hòa: núi – sông - biển. + Đẹp – công trình kiến trúc, lăng tẩm. + Sản phẩm đặc biệt, món ăn đặc sản. + Thành phố đấu tranh kiên cường. -> Khách quan, cụ thể, gọn rõ. - MĐ: Cung cấp thông tin, kiến thức về Huế đầy đủ -> thu hút sự chú ý của mọi người (thường gặp trong lĩnh vực du lịch) . - Cách thức: Giới thiệu. ? Em, thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? Khi nào? - Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện...) ? Hãy kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết? - “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử” - “Thông tin về trái đất năm 2000” - “Ôn dịch, thuốc lá” ? Các văn bản trên là văn bản thuyết minh. Vậy em hiểu như thế nào về loại văn bản này? => Cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực trong đời sống (về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…) -> Giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích (Thuyết minh – Nói rõ, làm rõ…) H tự rút ra kết luận, G chỉnh sửa, chốt kiến thức ghi bảng. G yêu cầu H đọc ghi nhớ SGK – 117. => Đều là văn bản thuyết minh b. Ghi nhớ (SGK -117) Bài tập nhanh: Đọc các đoạn trích sau, xác định phương thức biểu đạt và giải thích tại sao lại xác định phương thức đó? a. Trâu có bốn chân với thân hình to lớn, vạm vỡ được bao phủ bởi lớp da dày và đen. Trên đầu trâu được gắn hai cặp sừng cứng chắc chắn và nhọn hoắt, chúng thường dùng sừng này để húc và chiến đấu với kẻ thù. b. Trâu ăn cỏ rất đặc biệt: thức ăn qua miệng vào dạ dày, rồi trở lại miệng, sau đó dùng hai dãy răng hàm trên, dưới để nghiền cỏ hoặc thức ăn khác để cho tiêu hóa hoặc hấp thụ... Theo quan điểm tiến hóa sinh vật, bộ phận nào của cơ thể thường dùng thì tiến hóa, còn không sử dụng thì thoái hóa. Trâu vốn chẳng cần cắn xé thức ăn nên răng cửa, răng nanh cũng dần dần mất đi. c. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. H suy nghĩ độc lập, đưa ra câu trả lời, H khác nhận xét bổ sung. G đưa ra đáp án: a. Phương thức miêu tả vì văn bản giúp chúng ta hình dung cụ thể được đối tượng, tái hiện hình dáng con trâu. (G cho H chỉ ra yếu tố miêu tả) b. Phương thức thuyết minh vì văn bản cung cấp tri thức, kiến thức về con trâu. c. Phương thức biểu cảm vì văn bản bộc lộ cảm xúc, lời tâm tình trò chuyện của người với trâu. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh. 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyêt minh. Trao đổi thảo luận nhóm bàn-> trình bày ? Các văn bản trên có phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận không? Tại sao? - Không. Vì: Tự sự phải có sự việc, nhân vật, có trình tự (mở đầu, diễn biến, kết thúc..) Miêu tả, biểu cảm đòi hỏi phải có cảnh sắc, con người và cảm xúc Văn nghị luận: Phải trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng, trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức... ? Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng? ( Về ND, cách trình bày?) - Trình bày: đặc điểm riêng của đối tượng + Dừa: thân, lá, nước... + Lá cây: tế bào, ánh sáng, hấp thụ... + Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc, món ăn.. a. Phân tích ngữ liệu - Trình bày đặc điểm riêng của đối tượng: Cây Dừa Cấu tạo của lá Đặc điểm riêng của Huế ? Vậy theo em, văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? Trình bày một cách khách quan về đối tượng, sự vật -> giúp hiểu biết về sự vật một cách đúng đăn, đầy đủ -> là đặc điểm quan trọng nhất. ? Văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp tu từ hay không? Vì sao? + Không hư cấu, tưởng tượng hay suy luận, bộc lộ cảm xúc + Có tính chất thực dụng: cung cấp tri thức hữu ích về sự vật, hiện tượng là chính, không đòi hỏi người đọc phải thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học. ? Em nhận xét gì về ngôn ngữ, bố cục của các văn bản trên ? Em nhận xét gì về cách trình bày? Văn bản thuyết minh dùng phương thức trình bày cơ chế, qui luật của sự vật, cách thức sử dụng...-> Giải thích bằng tri thức khoa học (khác với nghị luận) hoặc giới thiệu… ? Em nhận xét gì về ngôn ngữ, bố cục của các văn bản trên ? Em nhận xét gì về cách trình bày? Văn bản thuyết minh dùng phương thức trình bày cơ chế, qui luật của sự vật, cách thức sử dụng...-> Giải thích bằng tri thức khoa học (khác với nghị luận) hoặc giới thiệu… G yêu cầu H đọc ghi nhớ SGK. * Đặc điểm của vă bản thuyết minh: - Cung cấp tri thức khách quan, chân thực, hữu ích về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc hiểu biết một cách đúng đắn, đầy đủ về sự vật hiện tượng. - Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, bố cục chặt chẽ, hấp dẫn - Dùng cách thức: trình bày, giải thích, giới thiệu bằng tri thức khoa học b. Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm các dạng bài tập. - Phương pháp: PP vấn đáp, chơi trò chơi. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập Trò chơi Ngôi sao may mắn: Hình thức: có 4 ngôi sao tương ứng với các câu hỏi, lựa chọn ngôi sao yêu thích và thực hiện yêu cầu bài tập tương ứng. H đưa ra câu trả lời, G gọi H khác nhận xét, bổ sung. G phân tích kĩ từng bài tập để H khắc sâu kiến thức. Ngôi sao 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ? a. Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân b. Văn bản Con giun đất Đáp án: a. Văn bản khởi nghĩa Nông Văn Vân là văn bản thuyết minh vì: Cung cấp kiến thức lịch sử, người thật, việc thật. b. Văn bản con giun đất là văn bản thuyết minh vì: Cung cấp kiến thức sinh vật. Ngôi sao 2: Văn bản Thông tin Ngày trái đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì? Đáp án: - Văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh. - Nêu rõ tác hại của bao bì ni lông để những kiến nghị về chủ đề một ngày không dùng bao bì ni lông thuyết phục hơn. Ngôi sao 3: Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao? Đáp án: Các văn bản nghị luận, tự sự, biểu cảm, miêu tả cần có yếu tố thuyết minh vì: + Văn bản tự sự : Thuyết minh làm cho văn bản tự sự trở nên sinh động. + Văn bản miêu tả: Thuyết minh làm cho hình ảnh miêu tả nổi bật hơn. + Văn bản biểu cảm : Thuyết minh làm cho bài văn biểu cảm thêm sinh động và sâu sắc. + Văn bản nghị luận: Thuyết minh làm cho vấn đề nghị luận, luận điểm thuyết phục hơn. Ngôi sao 4: Ngôi sao may mắn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo... ? Viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) giới thiệu về một món ăn mà em yêu thích H hoàn thành phiếu học tập (5’) G thu 10 phiếu, G chiếu đoạn văn của H, yêu cầu H khác nhận xét. G chữa trước lớp 1-2 phiếu. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ?Giả sử em là một hướng dẫn viên du lịch. Sắp tới có một đoàn khách đến thăm địa phương em. Em hãy chọn một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa để giới thiệu cho đoàn khách này GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ tư duy bài học. GV chiếu sơ đồ tư duy để HS đối chiếu => HS sửa chữa. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Tìm đọc thêm 1 số văn bản thuyết minh. - Tập thuyết minh (về gia đình, trường em). - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/117. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết tập làm văn số 2. HS nhớ lại kiến thức đã học về văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 5. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Học bài cũ - Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân. Chuẩn bị bài mới: Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá”