Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Vận dụng vào tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: khiviết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp... ` 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG. - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc. Tích hợp giáo dục đạo đức: - Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu,phiếu học tập) . - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập 3. Bài mới: Hoạt động cảu giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) Gv trao đổi xem có gia đình học sinh nào làm về ngành nghề thủ công hoặc chế biến món ăn nào bán không ( Làm nón, làm hương/ nhang, bán phở, bún, cơm sườn, hủ tíu, bánh các loại...) Sau đó yêu cầu em học sinh đó giới thiệu cho cả lớp và cách làm món/ đồ đó Dẫn dắt vào bài: Cách bạn A/ B giới thiệu cho chúng ta chính là bạn đang thuyết minh về một cách làm, phương pháp làm. Để bài thuyết minh có sức hấp dẫn và thu hút hơn, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài: Thuyết minh về một phương pháp HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( ) GV: Đọc yêu cầu BT1 - GV gợi ý cách làm bài H: Bài viết gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ? GV: nhận xét khái quát, sửa chữa. Gọi Hs đọc bài phương pháp đọc nhanh. Cho HS thảo luận, tả lời câu hỏi. - HS đọc - HS nghe hướng dẫn gọi ý. - HS thảo luận theo nhóm bàn để trả lời - Trình bày trước lớp - Các nhóm khác nhận xét bổ sung I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) *Ví dụ: văn bản a. Cách làm đồ chơi trẻ em... b. Cách nấu canh rau ngót..... * Nhận xét - Văn bản gồm các mục : + Nguyên vật liệu + Cách làm + Yêu cầu thành phẩm -> Khi giới thiệu một phương pháp, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp đó. - Trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo 1 thứ tự nhất định thì mới có kết quả mong muốn. - Lời văn gọn, rõ ràng. * Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập - Phương pháp: - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( ) H: Đọc yêu cầu BT1 - GV gợi ý cách làm bài H: Bài viết gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ? GV: nhận xét khái quát, sửa chữa. Gọi Hs đọc bài phương pháp đọc nhanh. Cho HS thảo luận, tả lời câu hỏi. - HS đọc - HS nghe hướng dẫn gọi ý. - HS thảo luận theo nhóm bàn để trả lời - Trình bày trước lớp - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Đọc bài. - Thảo luận, trả lời. II. Luyện tập Bài 1: Thuyết minh 1 trò chơi thông dụng của trẻ em. A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát trò chơi B. Thân bài 1. Điều kiện trò chơi - Số người chơi, dụng cụ chơi - Địa điểm, thời gian 2. Cách chơi (luật chơi) - Thế nào thì thắng - Thế nào thì thua - Thế nào là phạm luật 3. Yêu cầu đối với trò chơi C. Kết bài. - ý nghĩa của trò chơi. Bài 2: - Cách đặt vấn đề: đưa ra những thông tin, số liệu, nêu nguyên nhân, vai trò của phương pháp đọc nhanh. - Các cách đọc: +Đọc thành tiếng. +Đọc thầm: Đọc theo dòng Đọc ý (đọc nhanh). - Hiệu quả của phương pháp đọc nhanh: thu nhận thông tin nhiều, tốn ít thời gian, cơ mắt ít mỏi. - Các số liệu trong bài có vai trò như các chứng cứ để thuyết phục người nghe. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( ) ? Viết mở bài và kết bài cho đề văn: Thuyết minh về cách làm một món ăn mà em thích. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) ?Sưu tầm những bài thuyết minh về một đặc sản địa phương 4. Hướng dẫn học bài * Đối với bài học tiết này - Học bài nắm vững những yêu cầu về cách thuyết minh về một phơng pháp, một cách làm. - Hoàn thành tất cả các bài tập * Đối với bài tiết sau - Chuẩn bị bài mới : Tức cảnh Pác Bó.