Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Muốn làm thằng Cuội. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Hướng dẫn đọc thêm) (Tản Đà) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - HS hiểu tâm sự buồn chán thực tại: ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà. - HS biết sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”. 2. Kỹ năng: - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống. 3. Thái độ: - Đồng cảm với nỗi buồn của người khác. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đặc trưng của bộ môn: năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm nhận thẩm mĩ. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Sử dụng SGK, SGV, Bài giảng, bảng phụ, chuẩn khtn, tranh chú cuội 2. Học sinh: Chuẩn bị bài soạn C. Phương pháp trọng tâm - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. Tổ chức dạy và học: Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh( SGK, vở ghi, vở soạn..) Bước 3: Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút Có nhà thơ tự viết về mình ; “Trời sinh ra bác Tản Đà, Quê hương thời có, cửa nhà thời không.” Nhà thơ lất tên núi tên sông của quê hương làm bút hiệu ấy là dấu gạch nối giữa nền thơ ca cổ điển và thơ ca hiện đại Việt Nam. Là người có tài, có tình, có cá tính độc đáo nên Tản Đà không muốn hòa nhập với xã hội đuơng thời đầy rẫy chuyện xấu xa, bon chen danh lợi. TĐ tự cho mình là Đông Phương Sóc mắc lỗi, bị đày xuống trần gian làm thi sĩ vì tội ngông. Ông tìm cách thoát li vào rượu, thơ, cõi mộng, cõi tiên. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên dám thể hiện “cái tôi” bản ngã. Ta sẽ thấy rõ đều ấy qua bài “Muốn làm thằng cuội”. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’) - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. I. Hướng dẫn giới thiệu chung: ? Em biết gì về tác giả? - HS trình bày -> GV chốt, bổ sung 1. Tác giả 1. Tác giả: - Tản Đà (1889 - 1939), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây). - Thơ ông giàu cảm xúc lãng mạn nhưng đậm đà bản sắc dân tộc - được xem như viên gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại VN. Em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? - HS trình bày -> GV chốt Hướng dẫn học sinh đọc. giọng thơ trầm buồn, lắng đọng. - HS đọc -> Nhận xét - HS giải thích các từ khó 2. Tác phẩm - Xuất xứ: nằm trong quyển khối tình con I - 1917. - Thể thơ: thất ngôn bát cú. - Đọc, chú thích Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản. II. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản Cách thức: 4 bước + Bước 1: Giao nhiệm vụ. (Thời gian: 5 phút. Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: điền vào bảng hai Phân công: Bàn ...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức Nhóm 1: Cách thức: 4 bước + Bước 1: Giao nhiệm vụ. (Thời gian: 5 phút. Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: điền vào bảng hai Phân công: Bàn ...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức Nhóm 1: Tìm hiểu 2 câu đề ? Đây là lời tâm sự của ai với ai ? Trong thời gian nào ? ? Nhận xét giọng thơ ở hai câu đề? ? Câu đầu thể hiện tâm trạng gì của tác giả ? ? Tại sao Tản Đà lại có tâm trạng buồn như thế ? ? Vì sao tác giả chọn chị Hằng để tâm sự ? ? Đọc hai câu thơ 3 – 4 ? Tác giả thể hiện ước muốn gì ? ? Hình ảnh “cung quế”, “cành đa” gợi cho em nhớ đến sự tích gì ? Theo thần thoại Trung Hoa thì cây quế mọc bên cung trăng nơi Hằng Nga ở. Theo truyền thuyết Việt Nam thì trên trăng có cây đa cổ thụ, có thằng Cuội ngồi dưới gốc chăn trâu. ? Giọng thơ như thế nào ? Nhận xét bút pháp Nghệ thuật của tác giả ? Lên trăng, ngồi dưới gốc đa, tâm trạng của Tản Đà chuyển biến ra sao? Bạn bè của nhà thơ khi đó là những ai? Và điều đó chứng tỏ suy nghĩ gì của ông? ? Hai câu cuối tác giả tưởng tượng ra hình ảnh gì ? ? Em hiểu gì về cái cười của tác giả ở đây ? 1. Tâm sự của nhà thơ: - Từ ngữ “buồn lắm”, “chán”. - Giọng thơ tâm tình. => Thể hiện sự bất hoà với xã hội thực tại và muốn thoát ly thực tế. 1 . Hai câu đề: Đêm thu buồn ... chị Hằng ơi! Trần thế ....chán nửa rồi. - Lời tâm sự của tác giả với chị Hằng vào đêm trăng mùa thu - Âm điệu trầm buồn, câu cảm. - Tâm trạng buồn chán cuộc sống trần thế không có niềm vui nào cho con người. Đó là nỗi ưu thời mẫn thế trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc, là nỗi đau nhân sinh trước những cảnh đời éo le, là nỗi cô đơn bế tắc của nhà thơ - Chị Hằng tượng trưng cho sự đẹp đẽ trong sáng, dịu hiền. Đêm thu trăng sáng vằng vặc, chiếu rọi ánh sáng khắp thế gian. Chính ở sự trong sáng , dịu hiền của chị Hằng mà tác giả tìm thấy sự cảm thông trước nỗi buồn nhân thế và muốn thoát khỏi cõi trần bay lên cung trăng . Chỉ có thiên nhiên mới thấu hiểu được tâm sự, khát vọng của tác giả.  Nỗi buồn chán trần thế 2. Hai câu thực Cung quế đã ai ngồi... chửa? Cành đa xin chị ...chơi. -Ước muốn của Tản Đà: +Muốn lên cung trăng. +Muốn làm thằng Cuội. + Muốn làm bạn tri âm với chị Hằng. xa lánh trần thế  Giọng tự nhiên tha thiết, câu hỏi tu từ, nghệ thuật đối.  Khao khát thoát li trần thế. 3. Hai câu luận: Có bầu, có bạn can chi tủi. Cùng gió ...mây...vui.  Đối, cảm hứng lãng mạng, bay bổng. - Trên cung trăng có bầu bạn mới nên không còn buồn tủi nữa mà dâng lên niềm vui mới. - Xa cách hẳn cõi trần bụi lắm bon chen. - Thực chất là ông vẫn buồn, vẫn tủi, chẳng mấy khi vui. Khi không có thể bạn với người thì đành bạn với trăng, với mây, với gió trong mơ, trong chốc lát mà thôi.  Niềm vui, khi được thoát trần lên trăng 4. Hai câu kết Rồi cứ ... rằm tháng tám. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. -Hình ảnh :tựa nhau trông xuống tưởng tượng bất ngờ và thú vị, thể hiện được cái ngông của tác gải khi đặt mình ở thế cao hơn mọi người - Ý nghĩa của cái cười + Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng… + Vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian…  Thỏa mãn được thoát li trần thế; mỉa mai cõi trần  Đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và cái “ngông” của Tản Đà. (gây ấn tượng về hoài bão to lớn tầm vóc. bản lĩnh kiên cường, phong thái ngạo nghễ bất chấp mọi gian nguy, thử thách của PBC. d) Hai câu kết - Lời thề của người chiến sĩ cách mạng: còn sống còn chiến đấu, ý chí sắt thép ấy không có gì bẻ gãy được Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật. 4. Hướng dẫn tổng kết ? Hãy khái quát giá trị nội dung và ý nghĩa nổi bật của bài thơ? * ND: Cảm hứng mãnh liệt, hào hùng vượt lên trên hiện tại khắc nghiệt của cuộc sống tù đày của người anh hùng PBC. * Ý nghĩa: Vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ CM PBC. ? Hãy khái quát giá trị nghệ thuật * NT: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, sử dụng phép đối chặt chẽ, giọng thơ đầy hào khí, ngạo nghễ mà dí dỏm… - 2 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ. 4.1. Nội dung- ý nghĩa: 4.2. Nghệ thuật 4.3. Ghi nhớ : sgk (148) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 4: Luyện tập III Luyện tập ? Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật? - Số câu: 8 - Số chữ: 7 - Cách gieo vần: Bằng – trắc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não ? Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản? HS chia sẻ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. HS vẽ sơ đồ tư duy. GV nhận xét buổi học. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc bài thơ, phân tích. - Hoàn thành bài tập (trong sách bài tập). * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác