Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : LUYỆN NÓI : THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo,công dụng…của những vật dụng gần gũi với bản thân. - Biết cách xây dựng trình tự các nội dung càn trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp. 2. Kĩ năng Biết cách tạo lập văn bản thuyết minh và Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức thực hiện yêu cầu tiết luyện nói. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ. Lớp phó học tập báo cáo kết quả kiểm tra. GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh. -> có biện pháp động viên khích lệ. Bước 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ GV cho học sinh xem video quảng cáo sữa đậu nành Fami Theo em, trong video, nhà quảng cáo đã làm gì? Hs: giới thiệu sản phẩm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng... Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm là khâu rất quan trọng của bất cứ nhãn hàng nào và trong cuộc sống của chúng ta cũng vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để tạo ra sức hấp dẫn, cuốn hút lôi cuốn được mọi người? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay để đưa ra lời giải đáp HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: thuyết minh được một đồ dùng - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra các nội dung phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. I. Chuẩn bị. ? Hãy nêu các bước chuẩn bị cần thiết bài văn thuyết minh? Để viết bài thuyết minh, cần phải chuẩn bị: - Quan sát - Học tập - Tích luỹ kiến thức về sự vật (bản chất, đặc trưng của chúng).. -> Tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. ? Để làm bài văn thuyết minh chúng ta phải chú ý những bước nào? Cách làm bài văn thuyết minh: - Tìm hiểu đề: - Xây dựng bố cục: - Xác định phương pháp thuyết minh từng phần... ? Hãy nêu những định hướng ban đầu khi tìm hiểu đề? - Khi tìm hiểu đề cần tìm hiểu kiểu bài, đối tượng th.minh và xác định phạm vi kiến thức về đối tượng. -> Tìm ý (kiến thức TM) ? Kiến thức thuyết minh về đồ vật thường chú ý kiến thức nào? - Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích … của đối tượng. Treo( Chiếu) bảng phụ ? Từ đó, hãy điền vào chỗ chấm để hoàn thành bố cục của một bài văn thuyết minh? - Mở bài: (Giới thiệu đối tượng thuyết minh - Thân bài: (Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích … của đối tượng) - Kết bài: (bày tỏ thái độ với đối tượng). ? Để bài viết TM có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta thường sử dụng PP thuyết minh nào? - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: giới thiệu tổng quát, dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng... của sự vật... - Phương pháp liệt kê: nêu các đặc điểm, tính chất của sự vật... - Phương pháp nêu VD: dẫn Ví dụ cụ thể -> tăng độ tin cậy - Phương pháp dùng số liệu: khẳng định độ tin cậy của tri thức - Phương pháp so sánh: nổi bật tính chất, đặc điểm của đối tượng - Phương pháp phân loại, phân tích: Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh…làm cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng, có tính chất hệ thống, đầy đủ, toàn diện. Cho đề bài: ? Hãy nêu những định hướng khi tìm hiểu đề? Tìm hiểu đề em phải tìm hiểu những gì? ? Hãy nêu các bước chuẩn bị cần thiết cho bài văn thuyết minh của em ? - Thao tác chuẩn bị: Chuẩn bị kiến thức: quan sát, tìm hiểu, ghi chép, tích lũy kiến thức về phích nước (chọn lọc sử dụng -> Tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng) ? Cần chuẩn bị kiến thức nào để thuyết minh cho đối tượng? ? Nêu nội dung từng phần của dàn ý? - MB: Giới thiệu đối tượng TM - TB: Trình bày công dụng, cấu tạo, đặc điểm (nguyên lí giữ nhiệt) và cách sử dụng bảo quản... - KB: Vai trò của phích nước trong đời sống. ? Công dụng chính của phích nước? (Phần này có thể đưa lên mở bài) ? Phích nước có cấu tạo như thế nào? - Cấu tạo ngoài: Vỏ phích, - Cấu tạo trong: Ruột phích. ? Vỏ phích gồm bộ phận nào?cần chú ý gì? (Chất liệu, màu sắc, hình dáng...) ? Bộ phận nào là quan trọng nhất? - Cấu tạo trong: Ruột phích (chú ý đến nguyên lí giữ nhiệt của phích) ? Đặc điểm nào đảm bảo nguyên lí giữ nhiệt của phích? ? Công dụng (từng phần cấu tạo) ntn? - Có thể thuyết minh cùng với từng phần Cấu tạo trong, cấu tạo ngoài ? Cách sử dụng và bảo quản như thế nào? ? Ngày nay người ta cải tiến gì về phích nước ? Cải tiến phích nước = phích điện (có hệ thống đun sôi bằng điện) trên cơ sở cấu tạo của phích nước để tiện sử dụng. ? Phần kết bài cần nêu được ý nào? ? Em dự kiến phương pháp thuyết minh từng phần như thế nào cho phù hợp ? Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: thuyết minh - Đối tượng: cái phích nước - Phạm vi kiến thức: đồ dùng trong gia đình => Chuẩn bị kiến thức: quan sát, tìm hiểu, ghi chép, tích lũy kiến thức về phích nước Yêu cầu kiến thức TM (Tìm ý) Trình bày công dụng, cấu tạo, đặc điểm (nguyên lí giữ nhiệt)và cách sử dụng bảo quản 2. Dàn ý: a) Mở bài: Giới thiệu đối tượng: phích là một đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình. b) Thân bài * Công dụng của phích nước: là loại bình có khả năng cách ly nhiệt dùng để đựng và giữ nước nóng hoặc lạnh được lâu... * Cấu tạo, đặc điểm: - Cấu tạo ngoài: Vỏ phích: (gồm Vỏ-thân, quai xách, Tay cầm, nắp đậy, đế phích...) * Vỏ phích Chất liệu: sắt, nhựa Màu sắc (trắng, xanh, đỏ), Hình dáng: hình trụ... - Cấu tạo trong: Ruột phích. * Ruột phích Nguyên liệu: thủy tinh Cấu tạo: 2 lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa (làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài.) phía trong tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt (giữ nhiệt: 6 tiếng đồng hồ nước từ 1000 còn nóng 700...) miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt... * Công dụng ( từng phần cấu tạo) - Vỏ phích tạo vẻ đẹp, bảo quản ruột phích... - Ruột phích: giữ nhiệt dùng cho sinh hoạt, đời sống. * Sử dụng: - Bình mới mua về, khi cho nước nóng vào phải đổ từ từ, ít một...vài phút sau lại cho tiếp. - Dùng một thời gian, thấy đóng cặn ở đáy bình, cho một ít nước dấm nóng vào bình, lắc nhẹ, đậy nắp lại khoảng 30 phút, sau đó dùng nước sạch -> cáu cặn sẽ sạch. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu, không nên đổ nước đầy sát nút phích để cách nhiệt. * Bảo quản: - Sử dụng nhẹ nhàng, tráng va đập mạnh. - Đóng mở nút hợp lý để giữ nhiệt lâu. - Không cho trẻ em sử dụng gây nguy hiểm. c) Kết bài: Vai trò của phích trong cuộc sống gia đình 3. Phương pháp thuyết minh: - Mở bài : PP nêu định nghĩa. - Thân bài: PP phân tích, phân loại. PP giải thích, đưa số liệu, liệt kê để làm rõ. - Kết bài: PP trình bày HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn liên quan đến chủ đề. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện nói trên lớp. hoạt động trải nghiệm sáng tạo - sắm vai II. Luyện nói * Chia nhóm (6 nhóm) 1. Mở bài: Giới thiệu phích nước, công dụng (Nhóm 1) 2. Thân bài: a) Cấu tạo, đặc điểm, công dụng từng phần: - Cấu tạo trong - Phần chính: (Nhóm 2) - Cấu tạo ngoài - Phần phụ: (Nhóm 3) b) Sử dụng và bảo quản: (Nhóm 4, 6) 3. Kết bài: Vai trò của phích nước (Nhóm 5) ? Thực hiện bài nói cần chú ý gì? (sử dụng đồ dùng để phần trình bày cụ thể, sinh động. Hoặc chỉ trên màn hình máy chiếu). 1. Luyện nói theo dàn ý đã chuẩn bị trong tổ (Nhóm) : - Mỗi nhóm tập nói trong nhóm nội dung được phân công và chọn một HS trình bày trước lớp; Thời gian chuẩn bị (5 phút) - Lắng nghe bạn trình bày và nhận xét. 2. Yêu cầu nói: - Phần thủ tục: “Kính thưa …cảm ơn.”, - Phần trình bày: Chọn vị trí trình bày phần TM sao cho có thể nhìn thấy được người nghe. + Lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, lời nói đủ nghe, động tác…ngữ điệu hấp dẫn. (sử dụng đồ dùng để phần trình bày cụ thể, sinh động. Hoặc chỉ trên màn hình máy chiếu) - Nội dung kiến thức TM: Đầy đủ kiến thức, chính xác, Kiến thức phần sau phải tiếp nối ý phần trước. * Trình bày trước lớp theo phần đã phân công và chuẩn bị. * Yêu cầu hình thức : - Nói rõ ràng, rành mạch có đầu có cuối. - Nói có kèm theo các cử chỉ, ngữ điệu. * Yêu cầu về nội dung: - Đảm bảo các ý trong dàn bài. Nhận xét cho điểm những bài làm tốt. ->HS nhóm khác nghe và Ghi nhận xét phần trình bày của bạn về cả nội dung, hình thức, đánh giá, cho điểm. -> GV bổ sung. 2. Thực hành nói trước lớp: 1. Mở bài: Giới thiệu phích nước, công dụng (Nhóm 1) 2. Thân bài: a) Cấu tạo, đặc điểm, công dụng từng phần: - Cấu tạo trong-Phần chính: (Nhóm 2) - Cấu tạo ngoài-Phần phụ: (Nhóm 3) b) Sử dụng và bảo quản: (Nhóm 4,6) 3. Kết bài: Vai trò của phích nước (Nhóm 5) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não Dưới đây là hai bức ảnh quảng cáo cho hai chiếc cặp học sinh a.Nếu em là nhà quảng cáo, em sẽ lựa chọn những thông tin gì để quảng cáo cho hai chiếc cặp (em sẽ chú trọng thông tin gì cho từng loại) -ba lo chống gù -ba lo đựng laptop, sách vở.... Hình 1 hình 2 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: chơi trò chơi. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. - Thời gian: 4’ ?Hiện nay, kênh bán hàng online trên các trang mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là là bán trên facebook Em hãy vết một bài quảng cáo đặc sản ở địa phương em( cốm, bánh, lá, bánh cáy, bánh đậu xanh, quả sấu......)để giới thiệu cho mọi người trên facebook. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Tập nói ở nhà đối với các đề còn lại. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Viết bài Tập làm văn số 3 + Tìm hiểu, Tập lập dàn ý về thuyết minh một thứ đồ dùng + Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn thuyết minh: Đặc điểm chung của văn TM; các phương pháp thuyết minh; cách làm bài văn thuyết minh... + Tập làm các bài văn thuyết minh trong SGK/145 PHỤ LỤC BIỂU ĐIỂM THI NÓI PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI CỦA TÔ …… Họ và tên Điểm nội dung Điểm hình thức Lời giới thiệu (1đ) Ngữ điệu (1đ) Cử chỉ (1đ) Diễn đạt (2 đ) PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI Họ và tên Điểm nội dung Điểm hình thức Lời giới thiệu (1đ) Ngữ điệu (1đ) Cử chỉ (1đ) Diễn đạt (2 đ) Lưu ý : - Nội dung: Chính xác , đầy đủ (5 điểm). - Hình thức: - Có lời giới thiệu, lời chào. ( 1đ ) - Nói chứ không phải đọc. ( 1đ ) - Chú ý đến ngư¬ời nghe. ( 1 đ ) - Các ý liên kết, mạch lạc. ( 1đ ) - Diễn đạt trôi chảy. ( 1 đ )