Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đập đá ở Côn Lôn. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được sự mở rộng kiến thức về văn học Cách mạng đầu thế kỉ XX. - Nắm được chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Biết đọc hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Biết cách phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Biết cảm nhận được giọng điệu hình ảnh trong bài thơ. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ - Khâm phục, tự hào về anh hùng dân tộc, học tập ý chí quan tâm, bền chí và vận dụng vào cuộc sống. - Trân trọng những áng thơ văn yêu nước, cảm phục khí phách anh hùng của PCT. * Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. - Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý thức xây dựng đất nước. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) - GV yêu cầu lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài về nhà. - G nhận xét thái độ chuẩn bị bài của cả lớp, yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. GV cho học sinh nghe bài Biết ơn chị Võ Thị Sáu và xem các hình ảnh Bài hát và những hình ảnh gợi em nghĩ đến địa danh nào? Em biết gì về địa danh này Côn Đảo là một hòn đảo thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, xưa kia, đây là nơi thực dân Pháp bắt giam, tra tấn và đày đọa và sát hại những người cộng sản. Nổi bật lên trong số đó là hình ảnh chị Võ Thị Sáu- một thiếu nữ hiên ngang, kiên cường, bất khuất, chị đã bị thực dân Pháp xử tử năm 1952, khi mới 18-19 tuổi. Trước Võ Thị Sáu, đã có rất nhiều người tham gia cách mạng bị bắt và giam giữ tại đây. Trong đó có Phan Bội Châu. Ông bị giam ở khu đập đá, nơi dành cho những người phạm tội nguy hiểm. Trong qua trình bị giam giữ ở đây ông đã sáng tác bài Đập đá ở Côn Lôn( tên gọi khác của Côn Đảo) Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ này của ông. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung: ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? (về thân thế, sự nghiệp, tp chính) GV chiếu hình ảnh, thuyết trình thêm. + TP chính: “Tây Hồ thi tập”, “Tỉnh quốc hồn ca”, “Xăng –tê thi tập”, “Giai nhân kì ngộ”,.... Các em tìm hiểu thêm về tác giả trên sách báo, internet,... 1. Tác giả Phan Châu Trinh (1872-1926) Quê: tỉnh Quảng Nam. - Tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi đầu thế kỉ XX. - Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước, dân chủ. - TP chính: SGK. ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV mở rộng: Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chém và bị đầy ra Côn Đảo (tháng 4/1908). Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Bắc Kì, Trung Kì cũng bị đày ra đây. ghi Năm 1908, PCT bị bắt và bị đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) ? Dựa vào kiến thức về Địa lý, Lịch sử, nêu hiểu biết của em về vùng đất này? Máy chiếu (tranh ảnh), tích hợp Lịch sử. GV thuyết trình. Côn Lôn (Côn Đảo) thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách Vũng Tàu khoảng 180 km đường biển. TD Pháp biến Côn Đảo thành nơi giam cầm tù chính trị, với hệ thống chế độ nhà tù tàn bạo. GV: Ngày đầu tiên tới đây, PCT đã ném một mảnh giấy vào khám để an ủi động viên bạn tù: “Đây là trường học thiên nhiên, mùi cay đắng ở trong ấy, làm trai ở TK XX này không thể không nếm cho biết.” Hình ảnh người làm trai trong trường học thiên nhiên ấy ntn, cô và các em cùng tìm bước sang phần II để tìm hiểu. 2. Tác phẩm - Ra đời năm 1908, khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo. Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản. II. Đọc-hiểu văn bản - 4 câu đầu đọc giọng điệu hào sảng, hùng hồn, riêng hai câu 5,6 đọc giọng trầm lắng. 4 câu đầu: nhịp 2/2/3; 4 câu còn lại: nhịp 4/3. - 2 HS đọc -> GV nhận xét. ? Em hiểu gì về nghĩa của cụm từ “thân sành sỏi”, “dạ sắt son”? Cho H đọc tiếp, H khác nhận xét. 1. Đọc, chú thích ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Các em đã được biết về thể thơ này ở lớp 7. Cô trò ta sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về các đặc điểm của thể thơ này trong tiết TLV “Thuyết minh về một thể loại văn học” sắp tới. ? Bài thơ sử dụng những PTBĐ nào? PTBĐ nào là chính? - Biểu cảm, MT, TS. Phương thức BC là chính. -> Thông qua việc MT và TS về việc đập đá của người tù ở CL, nhà thơ bộc lộ suy nghĩ của mình. ? Em có thể chia bố cục của vb ntn? + Cách chia thứ nhất: 4 phần (đề, thực, luận, kết): bố cục thông thường của thể thơ thất ngôn bát cú ĐL + Cách thứ 2: 2 phần (4 câu đầu, 4 câu cuối). Cô và các em cùng chuyển sang phần 3. Phân tích để hiểu rõ vì sao bài thơ được khắc trên bia đá và trường tồn mãi cùng mảnh đất Côn Lôn. Bài thơ được sử dụng PTBĐ chính là BC. Bài thơ BC thường có nv trữ tình. 2. Kết cấu - bố cục : - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm - Bố cục: 2 phần ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Người tù đập đá cũng là tác giả PCT. Yêu cầu học sinh hướng lên nhan đề văn bản. ? Đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc là gì? - Công việc đập đá của người tù ở Côn Lôn Yêu cầu hs đọc 4 câu thơ đầu. ?) Qua việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ, em hình dung về công việc đập đá mà người tù như thế nào? (tg, điều kiện, t/c công việc)? Trong thực tế: + Nắng gió làm con người khô quắt Làm việc từ sáng đến tối + Ăn uống khám khổ, bị lính đánh đập, hành hạ dã man: địa ngục trần gian -> Người tù phải dùng sức người để phá núi. Phải đập những khối đá khổng lồ để xây nhà, xây đường, xây cầu tàu. Tại CĐ vân còn 200m cầu tàu bằng đá được đánh đổi bằng tính mạng của hàng ngàn người tù CM. Đó là công việc khổ sai cực nhọc. Đây là hình thức LĐ nhằm hủy hoại tinh thần, thể xác người tù CM của TD Pháp. Máy chiếu. ? Nếu nói 4 câu thơ đầu của bài thơ có hai lớp nghĩa thì phần vừa tìm hiểu là lớp nghĩa nào của bài thơ? Lớp nghĩa tả thực. Dựa vào phần các em đã chuẩn bị ở nhà (trong phần Đọc –hiểu vb) ? Khi đọc những câu thơ đầu, ngoài hình ảnh người tù với công việc LĐ khổ sai cực nhọc, em cảm nhận được hình tượng nhân vật nào khác được khắc họa? (theo em, lớp nghĩa thứ hai của những câu thơ này là gì?) ? Em đánh giá gì về nghệ thuật xây dựng hình tượng? (hình tượng nhân vật không chỉ có 1 lớp nghĩa). Trong câu thơ đầu tiên, Phan Châu Trinh nói: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn. Cô và các em cùng tìm hiểu hình tượng của người anh hùng trong ảnh nguy cảnh nguy nan ấy. ? Trong câu thơ đầu, tác giả nói tới quan niệm gì? - Quan niệm làm trai GV đưa máy chiếu về những câu thơ thể hiện quan niệm làm trai. Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoàiyên. (ca dao) - Nguyễn Công Trứ: + “Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.. + Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể. - Phan Bội Châu: “Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời..” ? Nói đến chí làm trai, tác giả muốn khẳng định điều gì? => Nhắc đến làm trai là tỏ lòng kiêu hãnh về chí lớn, có khát vọng hành động cống hiến, tự khẳng định mình, ý thức được vai trò, trọng trách của đấng nam nhi với cuộc đời. + tung hoành ngang dọc + có ý chí hoài bão làm nên việc lớn, giúp ích cho đời, cho nước. => Phan Châu Trinh đã nối tiếp, kế thừa quan niệm truyền thống ấy. ? Vì sao nhà thơ không nói: đứng tại/ đứng ở/ trên đất Côn Lôn mà nói “đứng giữa”? (Đặt trong hoàn cảnh “địa ngục trần gian” kinh hoàng ấy, cụm từ “đứng giữa” cho ta thấy tư thế, vẻ đẹp của người tù cách mạng như thế nào) - Tư thế hiên ngang, sừng sững, đội trời đạp đất, vẻ đẹp cao lớn sánh ngang tầm trời rộng non cao. Đó không phải là thế đứng của người tù nữa mà là tư thế hiên ngang, sừng sững giữa đất trời thách thức nguy hiểm, khó khăn. GV: Côn Lôn, chỉ nghe nhắc đến là đã ghê sợ bởi đó là địa ngục trần gian, bởi đó là lao động khổ sai, là gông cùm, là xiềng xích, tra tấn man rợ. Vậy mà người tù vẫn sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn. Hình ảnh người tù LĐ khổ sai bị mờ đi, thay vào đó là hình tượng người anh hùngtrong cảnh nguy nan với khí phách hiên ngang, lẫm liệt. “Lừng lẫy làm cho lở núi non” ? Em nhận xét gì về khẩu khí, giọng điệu của nhưng câu thơ này? - khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ giọng điệu hào hùng. ?) Em hiểu “lừng lẫy” có nghĩa là gì? -> Lừng lẫy: được hiểu là ngạo nghễ, lẫm liệt ? Nếu nối liền ý với câu trên, câu thứ hai có phù hợp với việc MT công việc đập đá đơn thuần không? ? Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua những cụm từ “làm cho lở núi non”(các em đã học trong chương trình TV?) - Phép nói quá GV: Trong văn chương, người ta gọi đó là lối nói khoa trương. Nhân vật trữ tình đã vượt lên trên hiện thực đau khổ để vươn lên ngang tầm vũ trụ. => Bút pháp lãng mạn ? Câu thơ thứ hai cho thấy khát vọng gì của người chí sĩ CM? - có tác động rất mạnh làm lay trời chuyển đất, sức mạnh chuyển dời; muốn đem tất cả tài năng, sức lực để làm việc lớn. ? Câu thơ cho em thấy khí phách của người anh hùng? ? Đặt trong hoàn cảnh ở chốn địa ngục trần gian, người chí sĩ CM muốn thể hiện khát vọng gì của mình? - muốn phá tan những gông cùm, xiềng, xích, những đòn roi song sắt nhà tù, muốn lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. GV: Vượt lên trên hoàn cảnh kinh hoàng của nơi địa ngục trần gian ấy, bóng dáng người tù bị kìm kẹp mờ đi, mà sáng ngời hình tượng người anh hùng hào kiệt, muốn làm việc lớn với sức mạnh lay trời chuyển đất. Tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạn để thể hiện khí phách khí phách, khẩu khí của người anh hùng. Câu 3,4: Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn ? Ý nghĩa tả thực của hai câu thơ này? + MT cụ thể cv đập đá của người tù: dùng búa, trực tiếp bằng tay, dùng (sức người để đập vỡ đá thành những hòn nhỏ) ? Nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong hai câu 3,4? - sử dụng hàng loạt những động từ mạnh: xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể,... - Sử dụng số từ tăng tiến, dồn dập: năm, bảy đống…mấy trăm hòn….. ? Giá trị biểu đạt của những từ ngữ ấy? - Đt mạnh chỉ hành động mạnh mẽ, liên tiếp, quả quyết,... - Sử dụng số từ với mức độ tăng tiếngợi công việc đập đá, chỉ số lượng nhiều, rất nhiều. GV: Đây là hai câu thực của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Em hãy chỉ ra nghệ thuật đối giữa câu 3 và câu 4. (đối thanh, đối ý, đối từ loại) Xách búa/ đánh tan/ năm bảy đống Ra tay/ đập bể/ mấy trăm hòn ? Trong đối có đối tương phản và đối tương hỗ. Nhà thơ sd kiểu đối nào? Ý nghĩa của nó? - sử dụng NT đối tương hỗ, tạo cho câu thơ có sự đăng đối nhịp nhàng, ý thơ bổ sung cho nhau, nâng cao hơn ý nghĩa của từng câu, cùng khắc họa hình ảnh người CM có hành động rất mạnh mẽ, sức mạnh dẻo dai. ? Với phương thức lao động thủ công, vì sao người tù có thể; làm điều phi thường âý? Ý chí, nghị lực. ? Hành động mạnh mẽ liên tiếp ấy có phải diễn tả nhiệt tình lao động của người tù không hay muốn nói điều gì? (gắn với hai câu thơ đầu) - từ ý chí dời đổi đã biến thành hành động cụ thể. ? Như vậy, qua 4 câu thơ đầu, em hãy nêu những cảm nhận chung nhất, khái quát nhất về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ (từ nghĩa thực đến ý nghĩa biểu tượng?) HS trả lời. GV bình: Bốn câu thơ đầu của bài thơ đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình thật ấn tượng. Hình ảnh người tù lao động khổ sai với công việc cực nhọc mờ dần đi; thay vào đó là bức tượng đài uy nghi về hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời. Với bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan. Chuyển ý: Việc lao động khổ sai ở Côn Lôn đã gợi lên ở người tù yêu nước những suy nghĩ sâu sắc. Đó là những suy nghĩ gì. Cô và các em cùng tìm hiểu 4 câu thơ cuối. 3. Phân tích 3.1. Hình ảnh người tù cách mạng với công việc đập đá. * Hình ảnh người tù với việc lao động khổ sai ở Côn Lôn: Công việc cực nhọc, kham khổ, bị vắt kiệt sức LĐ, bị quản thúc,... -> Lớp nghĩa tả thực * Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan. Nghĩa biểu trưng -> xây dựng hình tượng nghệ thuật có tình đa nghĩa. quan niệm “làm trai - khát vọng muốn khẳng định mình, muốn làm nên việc lớn, cống hiến cho đời. Tư thế hiên ngang, sừng sững, vẻ đẹp cao lớn cùng trời đất. Khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ, giọng điệu hào hùng - Nét bút khoa trương, bút pháp lãng mạn. -> Khát vọng muốn làm việc lớn, với sức mạnh chuyển dời. => Khí phách hiên ngang, lẫm liệt - Câu 3,4: + Sử dụng ĐT mạnh, số từ tăng tiến + NT đối -> hành động mạnh mẽ, quyết liệt, sức mạnh dẻo dai => muốn biến ý chí dời đổi thành hành động cụ thể. 3.2. Bốn câu thơ cuối: Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả từ công việc đập đá. Cách thức biểu cảm của 4 câu cuối khác với những câu đầu như thế nào? Nếu 4 câu thơ đầu là biểu cảm gián tiếp thông qua tự sự và miêu tả thì 4 câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ 5 - 6? - Vẫn khẩu khí ngang tàng, câu thơ chuyển sang giọng tự bộc bạch, tạo sự sâu lắng về cảm xúc. -> Hướng nội tâm. ? Em hiểu “tháng ngày”, “mưa nắng” có ý nghĩa gì? Nghĩa thực nói về thời gian, thời tiết; nghĩa ẩn dụ: + tháng ngày: tg đi đày đằng đẵng + mưa nắng: những gian khổ (thời tiết, gông cùm, xiềng xích, đòn roi,...) ? Em hãy chỉ ra nghệ thuật đối của hai câu 5, 6? - Đối: câu thơ đăng đối nhịp nhàng Đối lập giữa những thử thách với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng. Dựa vào phần vừa tìm hiểu và chú thích SGK ? Em có thể diễn xuôi hai câu thơ 5,6? - Dù thời gian đi đày có dày đằng đẵng thì người CM vẫn sẵn sàng chấp nhận gian khổ, thêm dạn dày phong trần. Dù có bao khổ ải đọa đày tinh thần vẫn cứng cỏi, kiên trung, không sờn lòng đổi chí. ? Lời thơ sâu lắng như hướng vào nội tâm, thể hiện suy nghĩ gì của người chí sĩ CM? - Suy nghĩ: đường cách mạng còn lâu dài, vô cùng khó khăn, gian khổ, phải có niềm tin vào lý tưởng, ý chí sắt son chiến đấu, GV: Gông xiềng, tra tấn, lao dịch khổ sai chính là trường học để tôi luyện lòng trung thành với dân với nước. Người chiến sĩ CM vẫn bền gan vững chí, tấm lòng vẵn sắt son, vẫn một niềm tin sắt đá vào sự nghiệp CM. - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Cũng với tinh thần ung dung, ý chí sắt đá ấy, sau này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi bị bắt giam ở nhà tù TGT đến 13 tháng, trải qua 13 nhà giam gông cùm, xiềng xích, Bác tự nhủ lòng mình: Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công. (“Nghe tiếng giã gạo”) ? Em có nhận xét gì giọng điệu của 2 câu kết? -> giọng thơ cứng cỏi, hào hùng, sảng khoái trở lại. ? Hình ảnh “kẻ vá trời” có ý nghĩa gì? - Tự cho mình là kẻ vá trời như bà Nữ Oa để chỉ việc làm của mình và công việc của các nhà CM là công việc lớn lao, phi thường. Nâng cao tầm vóc của người tù. ? Em có nhận xét gì về cách nói này? Tác dụng của cách diễn đạt ấy? ? Em hiểu gì về ý nghĩa của từ lỡ bước trong câu thơ này? - Gặp điều chẳng may. Thực tế là người chí sĩ CM bị đày ra CĐ. ? Theo em “việc con con” mà tác giả nói đến cụ thể là việc gì? Sự thật là PCT và các chiến sĩ CM đang trong hoàn cảnh khắc nghiệt bị đày ải trong chuồng bò, chuồng cọp, nhà đá cùng với những bản án chung thân, tử hình. ? Từ đó, phẩm chất tinh thần đáng quý nào của người CM được bộc lộ? => Khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, coi thường gian nan thử thách. GV: Những gian khổ mà người chí sĩ phải chịu đựng là việc con con, đối lập với sự nghiệp cứu dân, cứu nước vĩ đại mà họ theo đuổi. Đó là tinh thần bất khuất của cả một thế hẹ của các nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX. Họ muốn xoay chuyển vận mệnh đất nước khỏi đêm đen dưới gót giày thực dân.Sự nghiệp ấy đã được Bác Hồ và nhân dân ta kế tục thành công để thực hiện con đường giải phóng dân tộc. * Câu 5,6 Giọng thơ trầm lắng, suy tư như lời tự bạch. - NT đối: Thử thách gian nan >< ý chí sắt đá, sức chịu đựng bền bỉ... -> Niềm tin vào lý tưởng, ý chí sắt son chiến đấu, phẩm chất kiên cường, ý chí sắt đá của người CM: * Câu 7,8: “kẻ vá trời: Hình ảnh ẩn dụ, cách nói khoa trương - hành động phi thường, tầm vóc khổng lồ của người anh hùng. -> sự nghiệp cứu nước, cứu dân là vĩ đại, lớn lao - gian khổ phải chịu chỉ là “việc con con’ => Khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, coi thường gian nan thử thách. Hoạt động 3: Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật. 4. Tổng kết ? Em hãy tổng kết giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm? - Hình ảnh người từ với công việc lđ khổ sai cực nhọc. - Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan. + Khí phách hiên ngang lẫm liệt. + Niềm tin vào lý tưởng và ý chí chiến đấu sắt son. + Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao. ? Qua văn bản, nhà chí sĩ CM muốn gửi găm điều gì? ? Em cảm nhận được như thế nào về vẻ đẹp của người cách mạng qua bài thơ? - Hình tượng người Cách mạng đẹp lẫm liệt, ngang tàng, dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí. ? Nghệ thuật nổi bật của bài thơ là gì? Y/c hs đọc ghi nhớ SGK. 4.1. Nội dung - ý nghĩa * Nội dung * Ý nghĩa: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin vào sự nghiệp CM của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục. 4.3. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính đa nghĩa - Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng. - sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng CM. 4.3. Ghi nhớ: SGK T150 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn liên quan đến chủ đề. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 4: Luyện tập III Luyện tập ? Cảm nhận về vẻ đẹp của các nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX? ? Qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX? - Đều là những nhà nho, là những chí sĩ cách mạng lãnh đạo các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, có hoài bão lớn giúp nước cứu đời. - Là những anh hùng sa cơ lỡ bước (vào tù) nhưng tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, ý chí sắt đá, niềm tin vào sự nghiệp Cách mạng đã chiến thắng mọi thử thách gian nan (Nói chí - tỏ lòng). ? Theo em, đặt trong cương vị là người học sinh lớp 8, năm sau vào lớp 9, mục tiêu lớn em đặt ra cho mình là gì? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não GV: Em đã bao giờ đặt ra cho mình mục tiêu nào chưa? Để thực hiện mục tiêu ấy có khó khăn không? Em đã, đang và sẽ làm gì để những dự định lớn lao của mình thành hiện thực? Liên hệ với việc thi vào cấp 3. Bản thân mỗi người phải trang bị những hành trang gì?(tư tưởng, quan niệm sống, hành động cụ thể). HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tiếp khiêu khích ở khục vực Biển Đông của Việt Nam, e có suy nghĩ gì về điều này ?Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân để hiểu rõ hơn VB. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: Ôn lại đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào SNCM của những bậc AH hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Ôn luyện dấu câu. - Lập bảng hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Tạo lập một văn bản trong đó biết phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho VB. - Nhận ra việc sử dụng dấu câu sai làm cho người đọc ko hiểu hoặc hiểu sai ý định diễn đạt bằng một ví dụ cụ thể. .