Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chiếc lá cuối cùng. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NƯỚC NGOÀI CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (tiết 1) (O. Hen-ri) A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Biết nội dung , nghệ thuật của đoạn trích. - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích. - Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 1. Thái độ -Yêu thuong con người, trân trọng cuộc sống -Yêu thích văn học nước ngoài 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: - Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo - Bồi đắp cho HS lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ con người b. Năng lực chung - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ. c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực thẩm mĩ. B. CHUẨN BỊ. - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử. - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. TIẾT 1 Bước 1. Ổn định lớp(1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Em nhận ra điều gì ở những hình ảnh trên? - HS: Mọi người chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống ( hiến máu, dẫn qua đường, hỗ trợ khi người khác gặp sự cố, khó khăn...)cho dù đó là những người xa lạ - GV: Rõ ràng trong cuộc sống này, không phải chỉ có người thân ruột thịt mới yêu thương, chia sẻ, nâng đỡ cho nhau mà đây là nét đẹp có ở mọi lúc, mọi nơi trên trái đất này, không phân biệt quốc gia, biên giới.. Đọc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri chúng ta biết thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hướng dẫn tìm hiểu chung *Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà. *Giáo viên định hướng, chốt kiến thức. I. Hướng dẫn tìm hiểu chung 1. Tác giả - O. Hen-ri (1862-1910) - Là nhà văn nổi tiếng của Mĩ, chuyên viết truyện ngắn. - Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông. 2. Tác phẩm - Văn bản này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. - Trình chiếu chân dung nhà văn GV bổ sung thêm: O Hen- ri (1862- 1910) là nhà văn Mĩ chuyờn viết truyện ngắn. Trong vòng 10 năm, ông viết gần 300 truyện lấy bối cảnh xã hội Mĩ đầu thế kỉ XX. - Cha ông là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3. Thuở nhỏ ông không được học hành gì nhiều; năm 15 tuổi đã phải thôi học đến làm tại một hiệu thuốc của chú ruột; sau đó còn phải làm nhiều nghề khác để kiếm sống nh¬ư nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng. Truyện của ông phong phú đa dạng về đề tài, nh-ưng phần lớn hư¬ớng về cuộc sống nghèo khổ của những ngư¬ời dân Mĩ. Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt . - Về nghệ thuật, truyện ngắn của ông thư¬ờng đ¬ược tổ chức xoay quanh một cốt truyện chu đáo với tình tiết đư¬ợc sắp xếp khéo léo, lôi cuốn sự hứng thú đối với bạn đọc. Ông th¬ường sử dụng kiểu đảo ngư¬ợc tình huống hai lần một cách đột ngột bất ngờ. Nhiều nhân vật của ông vừa rất thực mà cũng vừa mơ hồ phảng phất nh¬ư trong mơ. Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản: *Yêu cầu cán sự bộ môn lên điều hành hoạt động học, giáo viên theo dõi và điều chỉnh, hỗ trợ: - Đọc, tìm hiểu chú thích - Đưa ra cách đọc: Nhẹ nhàng, cảm động, nghẹn ngào, chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả, chú ý đọc các lời đối thoại. - Thể loại, phương thức biểu đạt. - Xác định bố cục của văn bản. *GV chiếu - Bố cục: 3 phần: + Phần 1: “Khi hai người ….tảng đá”: Cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn – xi. + Phần 2: ”Sáng hôm sau….thế thôi”: Chiếc lá cuối cùng không rụng và Giôn - xi đã qua cơn nguy hiểm. + Phần 3: Còn lại : Xiu kể cho Giôn - xi đang bình phục về cái chết bất ngờ của cụ Bơ – men. II. Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản: 1. Đọc, tìm hiểu chú thích: 2. Bố cục: - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: 3 phần. GV chiếu phần tóm tắt Hoạt động nhóm Cách thức: 4 bước + Bước 1: Giao nhiệm vụ (Thời gian: 10 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: điền vào bảng hai cột Phân công: Bàn ...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Bước 3: Trao đổi thảo luận + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức 1. Diễn biến tâm trạng Giôn - xi lúc đầu. 2. Diễn biến tâm trạng Giôn - xi sau đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức trong phiếu học tập (Phiếu học tập đính kèm trong vở ghi) - Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập. - Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá. GV chiếu hình ảnh: 3. Phân tích (Giáo viên chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau) 3.1.Nhân vật Giôn - xi * Hoàn cảnh sống - Là một nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo. - Bị bệnh sưng phổi nặng. -> Nghèo túng, bệnh tật. * Diễn biến tâm trạng: - Lúc đầu: + Có ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời. -> Ngớ ngẩn, đáng thương. + Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, thờ ơ với sự sống của chính bản thân mình. - Sau đó: + Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. + Tự thấy mình là một con bé hư, muốn chết là một tội. + Đòi ăn uống, soi gương, muốn vẽ vịnh Na – plơ. -> Nhu cầu sống đã trở lại, yêu bạn, yêu nghề, vượt qua được cái chết. + Chiếc lá cuối cùng đã đem lại sự hồi sinh cho Giôn - xi, cô đã chiến thắng bệnh tật, vượt qua được cái chết. ->NT: Đảo ng¬ược tình huống lần thứ nhất. -> Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, khó khăn. * Luyện tập Hướng dẫn luyện tập. Thảo luận nhóm bàn: 2p ? Hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn? Giôn xi ốm nặng và cô chờ đợi chiếc lá th¬ường xuân rụng cũng là lúc cô lìa đời. Nh¬ưng qua một đêm mư¬a tuyết dữ dội chiếc lá vẫn còn đó khiến cô thoát khỏi ý nghĩ đó và dần dần bình phục. Xiu người bạn gái đã cho cô biết sự thật về chiếc lá ... chính là bức tranh của họa sĩ già Bơ men đã đ¬ược vẽ một cách bí mật trong một đêm m¬ưa gió để cứu Giôn - xi và cụ đã chết vì bệnh s¬ưng phổi. GV: Chiếc lá cuối cùng mỏng manh chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt đã giúp Giôn - xi vượt qua cái chết.Vì sao chiếc lá không rụng, tiết sau ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. GV chiếu sile 4 ? Vì sao khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng, Giôn - xi thay đổi tâm trạng? Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Đọc lại văn bản, kể tóm tắt văn bản. - Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Học và nắm được hoàn cảnh sống và diễn biến tâm trạng của Giôn - xi. * Đối với bài mới: Chuẩn bị: Chiếc lá cuối cùng (tiếp theo) - Tình cảm của Xiu đối với Giôn - xi. - Nhân vật Bơ - men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng. - Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. GV: Các em đã đọc bài ở nhà và học tiết 1 của văn bản Chiếc lá cuối cùng, hãy tưởng tượng và vẽ lại hình ảnh chiếc lá ấy vào tập HS: thực hiện GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài Để xem chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật Giôn-xi, cô và các con sẽ tìm hiểu phần cuối của truyện HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hướng dẫn tìm hiểu chung * Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà. * Giáo viên định hướng, chốt kiến thức. I. Hướng dẫn tìm hiểu chung II. Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản: Hoạt động nhóm Cách thức: 4 bước + Bước 1: Giao nhiệm vụ (Thời gian: 10 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: điền vào bảng hai cột Phân công: Bàn ...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Bước 3: Trao đổi thảo luận + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức Nhóm 1, 2, 3, 4 - Tình thương của Xiu Tâm trạng Hành động Nhóm 5, 6, 7, 8 - Cụ Bơ-men và kiệt tác cuối cùng Cuộc đời cụ Bơ -men Cụ Bơ -men vẽ chiếc lá Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức trong phiếu học tập (Phiếu học tập đính kèm trong vở ghi) - Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập. - Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá. 3. Phân tích (Giáo viên chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau) 3.1. Nhân vật Giôn - xi 3.2. Tình thương yêu của Xiu * Tâm trạng: - Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường. - Lo sợ mất Giôn - xi. * Hành động: - Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ. - An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình. -> Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung. ->Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện. 3.3. Cụ Bơ men và kiệt tác cuối cùng * Cuộc đời: - Là một họa sĩ già, nghèo. - Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ. - Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. * Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá. - NT: Thủ pháp giấu kín sự việc. -> tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc. - Vẽ chiếc lá âm thầm bí mật trong đêm mưa gió dữ dội để cứu Giôn - xi. - Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi. - Đảo ng¬ược tình huống lần thứ hai. -> Cụ là ng¬ười nhân hậu, có tình thư¬ơng yêu bao la và sự hi sinh cao cả. * Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác: - Sinh động, giống nh¬ư thật. - Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngư¬ời. - Đư¬ợc vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả. GV cho HS thảo luận nhóm bàn để rút ra nghệ thuật đặc sắc của văn bản. ? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản? * NT: - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật - Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo. - Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. * ND –YN : - Nội dung: + Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người nhất là của những con người nghèo khổ. - Khẳng định giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người. - Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật. - HS đọc ghi nhớ SGK/95. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật 4.2. Nội dung - Ý nghĩa 4.3. Ghi nhớ SGK/95 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng kỹ năng viết đoạn văn, bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người - Phương pháp: PP vấn đáp. - Hình thức tổ chức: học theo cá nhân. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: động não... Hướng dẫn luyện tập. - Thời gian: 5 phút. ? Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn - xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ - men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện? Gợi ý: 1. Nội dung: - Có thể hình dung ra sự phản ứng của Giôn - xi. - Bất ngờ, xúc động,vì việc làm cao cả của cụ Bơ – men. - Cũng có thể là niềm ân hận, day dứt 2. Hình thức: - Đoạn văn có thể ngắn, rất ngắn - Câu kể: Thái độ của Giôn - xi - Câu cảm thán: Giôn - xi thốt lên - Câu miêu tả: Cảnh Giôn - xi nhìn qua cửa sổ, hướng về chiếc lá trên cây dây leo... III. Luyện tập Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Giôn - xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ - men rồi viết lại phần kết thúc của câu chuyện. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: chơi trò chơi. - Hình thức tổ chức: cho các nhóm thi. - Phương tiện: máy chiếu. - Kĩ thuật: hợp tác... ?Giả sử em rơi vào hoàn cảnh như Giôn-xi em sẽ xử sự như thế nào? ? Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật chân chính? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học. - Phương pháp: chơi trò chơi. - Hình thức tổ chức: cho H quan sát tranh để đoán nội dung. - Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ?Em hãy tưởng tượng và vẽ lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết dữ dội ? Em hãy tìm đọc những câu chuyện viết về tình yêu thương của con người trong cuộc sống hiện đại Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) 1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ: - Học thuộc ghi nhớ - Học kĩ nội dung bài học - Tóm tắt các sự việc chính của văn bản - Qua lời kể của Xiu, em hãy kể lại việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết dữ dội ấy (có kết hợp yếu tố tả và biểu cảm) - Liên hệ tình yêu thương con người trong cuộc sống hiện tại. 2. Chuẩn bị bài mới: *Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt): Sưu tầm thơ ca có từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.