giáo án ngữ văn 8 hai cột bài Câu nghi vấn, giáo án chi tiết ngữ văn 8 bài Câu trần thuật, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Câu nghi vấn, giáo án 5 bước ngữ văn 8 bài Câu nghi vấn, giáo án 5 hoạt động ngữ văn 8 Câu nghi vấn.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt : CÂU TRẦN THUẬT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm vững đặc điểm hình thức của câu trần thuật. - Nắm vững chức năng của câu trần thuật. 2. Kĩ năng - Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản - Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp. 4. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng câu trần thuật trong mục đích diễn đạt cụ thể - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) 8A1 8A2 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ. - Lớp phó học tập nhắc lại yêu cầu bài tập về nhà và báo cáo kết quả kiểm tra - GV nhận xét phần chuẩn bị của học sinh -> có biện pháp động viên khích lệ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: đàm thoại. - Kĩ thuật: trình bày một phút. G: ? Em hãy kể tên những kiểu câu chia theo mục đích nói đã học? Nhắc lại hình thức và chức năng của câu nghi vấn và câu cầu khiến? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về đặc điểm và chức năng của câu trần thuật. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính I. Đăc điểm hình thức và chức năng chính. GV treo (chiếu) bảng phụ – HS đọc VD ? Những câu nào trong ví dụ không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán? -> Chỉ có 1 câu cảm thán - câu (d): Ôi Tào Khê! ? Những câu này dùng để làm gì? VD (a): - Câu 1, 2: Trình bày những suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta - Câu 3: Nhắc nhở trách nhiệm của người sống. VD (b): - Câu 1: Dùng để kể – tả. - Câu 2: thông báo VD (c): Miêu tả ngoại hình cai tứ: Độ tuổi, đặc điểm, nét mặt VD (d): Trừ câu đầu (1) - Câu 2: Dùng để nhận định. - Câu 3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc. * GV: Các câu trên gọi là câu trần thuật. ? Em hiểu như thế nào về câu trần thuật? nêu đặc điểm, chức năng của câu trần thuật? GV: Ngoài chức năng thông tin thông báo câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc. ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng dấu câu ? Câu thường được kết thúc bằng dấu câu nào ? * Lưu ý: Khi câu trần thuật dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...được biểu thị bằng tình thái từ hoặc dấu (!) VD: Con đi ạ! Cậu này khá! ? Phần ghi nhớ yêu cầu chúng ta nắm được kiến thức nào về câu trần thuật ? - 1 HS đọc ghi nhớ (46) ? Trong các kiểu câu đã học, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao? -> Câu trần thuật.Vì nó thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của con người ở tất cả các mục đích giao tiếp cũng như văn bản khác nhau đều có thể sử dụng câu trần thuật. Bài tập nhanh: GV ghi bảng phụ, HS thảo luận nhóm bàn. Cho biết chức năng của câu trần thuật sau đây? A. Rắn là loài bò sát không chân. => Thông tin K.học. B. Một người vừa cởi áo mưa vừa làm quen với chúng tôi. => thông tin miêu tả. C. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. => Yêu cầu. D. Buổi chia tay cuối năm học cứ bâng khuâng 1 nỗi buồn. => Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 1. Phân tích ngữ liệu: * Đặc điểm: - Câu a, b, c: Không có dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán - Câu (d): chỉ có câu: Ôi! Tào Khê là câu cảm thán. * Chức năng: Các câu trên được dùng để: - Trình bày suy nghĩ, nhận định, Kể, tả, thông báo, miêu tả, biểu cảm.(cung cấp các thông tin) - Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc - Khi viết thường dùng dấu chấm, dấu chấm lửng hoặc chấm than. 2. Ghi nhớ: SGK (46) Câu trần thuật: Là kiểu câu cơ bản dùng phổ biến trong giao tiếp. Là câu không có dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán... dùng để: - Trình bày suy nghĩ, nhận định, Kể, tả, thông báo, miêu tả, biểu cảm.(cung cấp các thông tin) - Chức năng khác : Dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc - Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng hoặc chấm than. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập của câu trần thuật. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập II. Luyện tập ? Nhận biết kiểu câu và xác định chức năng câu ? Bài tập 1 a) Câu 1: dùng để kể. Câu 2,3: Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn => Câu trần thuật. b) Câu 1: dùng để kể -> câu trần thuật. Câu 2: bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> câu cảm thán (có từ cảm thán: quá) Câu 3,4: bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cảm ơn) -> câu trần thuật. * Đọc và XĐ yêu cầu BT2 ? - GV ghi 2 câu lên bảng, HS quan sát. ? Nhận xét về kiểu câu, ý nghĩa của 2 câu ? - HS làm miệng Bài tập 2 - 2 câu thơ dịch nghĩa và dịch thơ: Trước cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào ? -> câu nghi vấn. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. -> câu trần thuật => khác nhau về kiểu câu (nghi vấn - trần thuật) nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Cảnh đẹp đêm trăng gây cảm xúc mạnh khiến nhà thơ muốn làm cái gì đó. * Đọc và XĐ yêu cầu BT3 ? GV ghi 3 VD vào bảng phụ. ? Ba câu sau thuộc kiểu câu nào? Sử dụng để làm gì? Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa 3 câu? Bài tập 3 a) Câu cầu khiến: dùng để cầu khiến. b) Câu nghi vấn dùng để cầu khiến. nhưng khác mức độ cầu khiến. c) Câu trần thuật ở (b, c) nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch => Kiểu câu khác nhau. * Đọc và XĐ yêu cầu BT4 ? ? Những câu trên có phải là câu trần thuật không? Dùng để làm gì? HS làm miệng. ? BT5: HS đặt câu vào bảng nhóm, thi làm BT nhanh. - Thảo luận nhóm. - 5 HS lên bảng đặt câu. Bài tập 4 -> Tất cả là câu trần thuật - Câu a: Dùng để cầu khiến . - Câu b: câu b1: kể, b2: cầu khiến. Bài tập 5 Mẫu: - Hứa hẹn: Em hứa sẽ học giỏi hơn - Xin lỗi: Tớ xin lỗi bạn - Cảm ơn: Con cảm ơn mẹ ạ - Chúc mừng: Tớ chúc mừng bạn - Cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là hàng thật. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày. Viết đoạn văn ngắn dùng 4 kiểu câu. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não, phân tích sơ đồ. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn thành bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài mới: - Viết đoạn văn sử dụng kiểu câu đã học. - Học bài, hoàn thành nốt bài tập.