Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu ghép. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: CÂU GHÉP A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được chắc chắn đặc điểm của câu ghép. - Thành thạo cách nối các vế câu ghép. 2. Kĩ năng - Biết phân biệt các câu ghép với câu đơn và mở rộng thành phần. - Biết cách sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Biết cách nối được các vế của các câu ghép theo yêu cầu. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân. - Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cahs sử dụng câu ghép. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu... về kiểu câu ghép. 4. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích, khám phá sự phong phú của Tiếng việt. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng câu ghép trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. Kiểm tra nội dung bài. (Kiểm tra 15 phút) * Câu hỏi: Câu 1: (2 điểm) Có phải lúc nào chúng ta cũng dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh không? Trong trường hợp nào không nên sử dụng nói giảm nói tránh? Câu 2: (2 điểm) Điền từ vào chỗ trống trong câu để được câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. 1. Cậu nên………với bạn bè hơn! 2. Nó không phải là đứa……với cha mẹ! Câu 3: (6 điểm) Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. Gạch chân dưới câu sử dụng biện pháp. * Đáp án (sơ lược): Câu 1: - Không nhất thiết khi nào cũng cần nói giảm nói tránh – 1 điểm. - Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh. – 1 điểm. Câu 2: Mỗi từ điền đúng/ 1 điểm. Câu 3: Yêu cầu: - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả. - Nội dung: chủ đề tự chọn (có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh) Bước 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. GV yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức về câu đơn bình thường, câu đơn có thành phần được mở rộng. => Dẫn vào bài. GV Chiếu VD lên bảng: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. ? Câu trên có mấy cụm chủ ngữ, vị ngữ? Vậy nó là câu gì xét về cấu tạo? Vì sao? - 3 cụm chủ ngữ, vị ngữ. + 1 cụm chủ ngữ, vị ngữ lớn (cụm chủ ngữ - vị ngữ làm nòng cốt câu). + 2 cụm chủ ngữ, vị ngữ nhỏ nằm trong vị ngữ: -> C – V(1) phụ ngữ cho động từ “quên”. -> C – V(2) Phụ ngữ cho động từ “nảy nở”. => Là câu đơn MRTP => Vào bài. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về đặc điểm câu ghép. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép: GV treo( chiếu) bảng phụ -> HS đọc, thảo luận làm theo nhóm vào phiếu học tập 5’ -> chiếu bảng phụ nhóm lên bảng, GV nhận xét, chốt KT Nhóm/ câu Phân tích cụm C- V So sánh mối quan hệ giữa các cụm chủ vị Kiểu câu ( theo cấu tạo ngữ pháp) N1-Câu 1 3 cụm C – V + 1 cụm lớn + 2 cụm nhỏ (nằm trong VN) -> Câu đơn MRTP N2-Câu 2 1 cụm C – V Câu đơn N3-Câu 3 3 cụm C – V Ngang hàng, không bao chứa nhau. Câu ghép Nhóm 1- Câu 1: Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi CN VN c1 v1 như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. c2 v2 Nhóm 2- Câu 2: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm TN TN CN VN tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Nhóm 3- Câu 3: Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi c1 v1 c2 v2 lớn: hôm nay tôi / đi học. c3 v3 -> Câu mở rộng thành phần phụ ngữ sau trong cụm động từ (hai cụm C1-V1 và C2-V2 là phụ ngữ sau cho động từ trung tâm “quên” và "nảy nở". Giữa chúng có mối quan hệ so sánh: “như”) ? Trong 3 câu trên, câu nào là câu đơn? Câu nào là câu ghép? - Câu 1: Câu dùng cụm C -V để mở rộng câu - Câu 2: Câu đơn - Câu 3: Câu ghép ? Em thấy câu ghép có đặc điểm gì? - Câu có 1 cụm CV là câu đơn. - Câu có cụm CV nhỏ nằm trong cụm CV lớn (Hay nói ngược lại là: câu có cụm CV lớn bao chứa 1 hoặc nhiều cụm CV nhỏ hơn) -> Là câu mở rộng thành phần. - 2 HS phát biểu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ. Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể Câu có một cụm C-V 5 Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V Cụm C-V nhỏ nằm trọng cụm C-V lớn 2 Các cụm C-V không bao chứa nhau 7 I. Đặc điểm của câu ghép 1. Phân tích ngữ liệu: Câu 1: 3 cụm C - V -> 2 cụm C-V làm phụ ngữ (Mở rộng ý cho thành phần trong câu -> câu mở rộng Câu 2: 1 cụm C -V -> Câu đơn. Câu 3: 3 cụm C - V => C3 là câu ghép: 3 Cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. - Mỗi cụm C-V là 1 vế câu. 2. Ghi nhớ : Sgk T 112. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nối các vế câu II. Cách nối các câu * GV treo bảng phụ với các VD sgk trang 111. ? H giỏi Tìm các câu ghép trong đoạn văn ở bài tập 1? (1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. - C1: “lá ngoài đường” V1: “rụng nhiều” - C2: “lòng tôi” V2: “lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. -> Các vế câu nối bằng quan hệ từ “và” (Chỉ ý đồng thời) (3) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. - Trạng ngữ: “Những ý tưởng ấy” - C1: “tôi” V1: “chưa lần nào ghi lên giấy” - C2: “tôi” V2: “không biết ghi” - C3: “tôi” V3: “không nhớ hết” -> Các vế câu nối bằng quan hệ từ “vì” (chỉ nguyên nhân) và quan hệ từ “và” (chỉ ý đồng thời) (6) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. - Trạng ngữ: “con đường này” - C1: “tôi” V1: “đã quen đi lại lắm lần” V2: “tự nhiên thấy lạ” -> Các vế câu nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng” (chỉ ý tương phản). ? Ba vế câu trong câu (7) được nối với nhau bằng cách nào? - Vế 1 -> vế 2: Qhệ từ : vì ? Có thể dùng loại từ nào để nối các vế câu trong câu ghép? - Quan hệ từ (vốn có chức năng để nối các bộ phận của câu, vế câu) 6. Khi tôi đi học thì nó chưa dậy -> cặp phó từ 7. Nước sông dâng cao bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu 8. Người ta vừa mở miệng nói, Anh đã cắt ngang. -> cặp đại từ 9. Anh đi đâu, nó theo đấy -> cặp chỉ từ Tôi đi lối này, nó đi đằng kia. - Bạn Hoa (càng) nói mọi người (càng) chú ý. -> càng... càng -> cặp phó từ - Nước dâng (bao nhiêu) núi đồi dâng cao (bấy nhiêu). -> Bao nhiêu... bao nhiêu => cặp đại từ - Nó lấy gì (ở đâu) là cất vào (ở đấy). -> cặp chỉ từ - Vế 2 -> vế 3 : Không dùng từ nối, giữa hai vế câu có dấu hai chấm (:) ngăn cách. ?) Qua các VD trên, em thấy có mấy cách nối các vế trong câu ghép? - Dùng từ nối: quan hệ từ, đại từ, phó từ, chỉ từ - Không dùng từ nối: dấu phẩy, dấu chấm phảy, dấu hai chấm… -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ ? H giỏi Từ ví dụ đó em hãy nêu có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép? Đó là những cách nào? GV hướng dẫn học sinh tìm câu ghép ở phần (b) bài tập 1 và 3. 1. Nếu trời mưa thì tôi không đi học 2. Không những học giỏi toán mà nó (còn) học giỏi văn 3. Hắn...vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá 4. Hàng năm vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây...trường 5. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi.....và ....không nhớ hết. - Gồm hai câu ghép, giữa mỗi vế có dấu phẩy. ? Nếu thay dấu phẩy ở câu hai bằng quan hệ từ “thì”, em rút ra nhận xét gì? - Tạo thành cặp QHT: Giá - thì, nối hai vế câu: nếu - thì; hễ - thì * Lưu ý: Việc dùng quan hệ từ : SGV/116 - Các hệ quan hệ từ chỉ nguyên nhân: + Vì: Mang tính chất lí trí và trung hòa về sắc thái tình cảm (không có ý tốt cũng không có ý xấu) + Tại: Sắc thái áp đặt, quy lỗi nhiều hơn + Nhờ: Dùng với nguyên nhân tốt. - QHT chỉ điều kiện + Nếu: T/c chung hoặc đối chiếu + Hễ: ĐK lặp lại nhiều lần + Giá: Ý giả định (điều kiện chỉ ra không có trên thực tế) ? H giỏi Ở câu ghép nếu không sử dụng từ nối giữa các vế câu thì cần phải có các loại dấu câu nào? * Nối bằng từ: - Quan hệ từ: Câu 3,5 - Cặp quan hệ từ: Câu 1,2 - Nối bằng cặp phó từ, đại từ, chỉ từ: câu 6,7,8,9 * Nối không bằng từ - Dùng dấu phẩy, hai chấm, chấm phẩy 2. Ghi nhớ 2: sgk (T112) Có 2 cách nối các vế câu : - Nối bằng từ có tác dụng nối. - Nối không dùng từ nối. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm các dạng bài tập liên quan đến câu ghép. - Phương pháp: PP vấn đáp. - Kĩ thuật: động não... Hoạt động 4: Luyện tập II. Luyện tập ? Đọc bài tập 1? Cho biết BT 1 yêu cầu gì? - Tìm câu ghép - Chỉ ra QHT nối các vế câu. (Hoạt động nhóm - mỗi nhóm một đoạn trích) a, Có 4 câu ghép: a) U van Dần, u lạy Dần => nối bằng dấu phẩy - Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ… - Chị con…chứ! - Sáng ngày, Dần có thương không? - Nếu Dần không.., trói nốt cả Dần đấy => nối bằng dấu phẩy. b) Cô tôi chưa …đã nghẹn ứ khóc… - Giá những…tinh (thì)…mà nhai,kì nát vụn => nối bằng dấu phẩy. c) Tôi lại im lặng... đã cay cay => nối bằng dấu hai chấm d) Hắn làm... bởi vì...lương thiện quá => nối bằng quan hệ từ bởi vì ? Đọc yêu cầu Bt 2? G: Hướng dẫn H. Sau cho thời gian 1p *Mẫu: Vì Phong bị ốm cho nên hôm nay bạn ấy phải nghỉ học. Tổ chức chơi trò tiếp sức. b) Hễ trời mưa to thì quê tôi lại lụt lội c) Mặc dù nhà xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn d) Không những nó là con ngoan mà con là trò giỏi ? Đọc bài tập 3? Cho biết BT 3 yêu cầu gì? Bớt quan hệ từ, đảo trật tự các vế câu. 1. Phong bị ốm cho nên hôm nay bạn ấy nghỉ học. 2. Hôm nay Phong nghỉ học vì bạn ấy bị ốm. -> có trường hợp có thể bớt QHT, có trường hợp không thể bớt QHT. - Khi đảo trật tự các vế câu phải kết hợp với thao tác lược bớt 1 QHT và có khi phải hoán đổi vị trí của 1 vài từ. Việc thay đổi trật tự vế câu trong câu ghép có liên quan đến ý nghĩa của câu và MĐ của người nói. Do đó có trường hợp không thể đảo trật tự các vế trong câu ghép. Bài tập 4: Đọc bài tập 4? Cho biết BT 4 yêu cầu gì? (Thảo luận nhóm bàn) - Đặt câu ra phiếu học tập -> GV thu một số bài chấm. Mẫu: Người làm sao của chiêm bao làm vậy. - HS lên bảng làm ? Đọc bài tập 5? Cho biết BT 5 yêu cầu gì? (Làm việc cá nhân) HS viết vào phiếu học tập -> trình bày Lưu ý: Nội dung: kể về người thân Kết hợp các yếu tố: tự sự + tả + biểu cảm - Đọc -> GV nhận xét -> Có thể cho điểm. BT 1: Tìm câu ghép trong văn bản và nhận xét về cách nối các vế câu. 1. Bài 1/113 a. - U van Dần, U lạy Dần. -> dấu phẩy. - Chị con có đi... với Dần chứ! -> dấu phẩy + cặp từ hô ứng. - Sáng ngày người ta... thương không. -> dấu phảy b. Gồm hai câu ghép (câu 1, 2) c. Gồm một câu ghép (câu 2) -> dấu hai chấm, dấu phảy d. Gồm một câu ghép - Hắn làm nghề.... lương thiện quá => QHT: bởi vì BT 2: Đặt câu ghép với các từ nối cho trước: Mẫu: a) Vì tôi lười học nên tôi học kém BT 3: Chuyển đổi câu ghép theo yêu cầu: Mẫu: a) Bỏ bớt một quan hệ từ: Tôi lười học nên tôi... b) Đảo trật tự các vế câu: Nó không bao giờ đi học muộn mặc dù nhà xa. BT 4 (T114) Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng: a) Nó vừa được điểm giỏi đã kiêu căng b) Tôi bảo làm bài nào, nó làm bài nấy c) Trời càng mưa to, gió càng dữ dội. BT 5 (T114) Viết đoạn văn Mẫu: Sử dụng bao bì ni lông bừa bài sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ con người. Vì vậy, mỗi người// hãy thay đổi thói quen dùng bao ni lông, mỗi gia đình//hãy hạn chế việc sử dụng bao ni lông... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. - Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não Viết 1 đoạn văn từ 8-10 câu về một trong các vấn đề sau( trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu ghép) a.Lợi ích của việc trồng cây xanh b.Tác hại của việc xả rác bừa bãi ra môi trường HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học vẽ sơ đồ bài học. - Phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. ? Cùng trao đổi với bạn cùng bàn và đặt một câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau đây: a.Vì...nên b.Nếu...thì c.Tuy...nhưng d.Không những....mà còn ?Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Hoàn thành bài tập 4, 5. - Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép trong 1 đoạn văn tự chọn. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Câu hỏi 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ? a. Văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân......................................................................... b. Văn bản Con giun đất.............................................................................................. Câu hỏi 2: Văn bản Thông tin Ngày trái đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì? Câu hỏi 3: Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?