Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Câu ghép (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tiếng Việt: CÂU GHÉP (Tiếp) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm chắc quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép. - Nắm được cách thể hiện quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép. 2. Kĩ năng - Biết phân biệt các câu ghép với câu đơn và mở rộng thành phần. - Biết cách sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Biết cách nối được các vế của các câu ghép theo yêu cầu. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân. - Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cách sử dụng câu ghép. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu... về kiểu câu ghép. 4. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích, khám phá sự phong phú của Tiếng việt. * Tích hợp giáo dục đạo đức: - Có ý thức sử dụng câu ghép trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. - Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp(1’) - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:………………………………………………. - Kiểm tra sĩ số học sinh: Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng) Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên tổ chức trò chơi" Ông nói gà, bà nói vịt" Gv chia nhóm thành 4 tổ, luật chơi như sau: một tổ sẽ viết vế đầu của câu, bắt đầu bằng từ "Nếu", một tổ sẽ viết vế thứ 2 của câu, bắt đầu bằng từ "thì", sau đó sẽ ghép câu của 2 bạn bất kì lại với nhau Vd: Nếu không chơi game...thì tôi sẽ bị mẹ mắng Tương tự, 2 tổ còn lại sẽ viết về cặp từ Vì- Nên Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên chuyển ý vào bài: Các bạn vừa góp sức để tạo ra rất nhiều câu ghép, song đó toàn là những câu Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Để có thể đặt được những câu ghép hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài Từ ghép HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: GV treo bảng phụ chép VD (122) H: Đọc ngữ liệu SGK và XĐ yêu cầu bài tập. ? Xác định các vế trong câu ghép sau đây? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trên là quan hệ gì? Mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì? ? Dựa vào kiến thức đã học, Hãy nêu thêm quan hệ ý nghĩa có thể giữa các vế câu? C2/ Nêú em chăm học thì em sẽ học giỏi C3/ Tuy nhà xa nhưng bạn ấy không bao giờ đi học muộn C4/ Trời càng mưa to đường càng lụt lội C5/ Nó không những học giỏi văn mà nó còn học giỏi Toán C6/ Bạn ấy học bài rồi bạn ấy xem phim C7/ Tôi học toán còn nó học văn C8/ ... chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học -> Quan hệ giải thích C9/ Nó học bài hay nó đi chơi ? ? Dựa vào đâu để xác định được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? => Giáo viên chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: 1. Phân tích ngữ liệu:SGK T 122 - Câu 1: Có lẽ TV của cta đẹp..Bởi vì tâm hồn. (kết quả) - ( nguyên nhân) Khẳng định Giải thích - Câu 2: QH điều kiện(giả thiết) - Kquả - Câu 3: QH tương phản: Tuy...Nhưng.. - Câu 4: QH tăng tiến: càng ...càng.. - Câu 5: QH bổ sung: Không những... mà còn - Câu 6: QH tiếp nối: ...rồi... - Câu 7: QH đồng thời: //còn.... - Câu 8: QH giải thích: dấu (:) - Câu 9: QH lựa chọn: ..Hay( hay là).. => Dựa vào quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng... - Dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp 2.Ghi nhớ : sgk (102) Trò chơi: Nhìn tranh đặt câu ghép Luật chơi: quan sát hai bức tran và đặt câu ghép có nội dung tương ứng. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm các dạng bài tập liên quan đến câu ghép. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình. - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, viết sáng tạo.. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 20p II. Luyện tập ? Đọc yêu cầu BT 1? - HS thảo luận -> trình bày G: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2. ? Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép? - HS trả lời miệng ? Bài tập 3 yêu vầu ta điều gì? ? Có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận có thể tách mỗi vế thành câu đơn không? Vì sao? ? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ gì? có nên tách mỗi vế thành câu đơn không? vì sao? Thử tách thành câu đơn? BT1: Xác định quan hệ ý nghĩa các vế câu: a) Vế 1 - Vế 2: nhân quả (vì) Vế 2 - Vế 3: giải thích ( : ) b) Điều kiện - kết quả ( Nếu - thì ) c) Quan hệ tăng tiến (chẳng những... mà) d) Quan hệ tương phản (Tuy...) e) Câu 1: Quan hệ tiếp nối Câu 2: Quan hệ nhân - quả (yếu -> lẳng ) BT 2: Tìm câu ghép... a) Không nên tách các vế câu thành câu riêng vì ý nghĩa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau b) Đoạn 1: 4 câu ghép (2 -> 4): Quan hệ điều kiện - kết quả Đoạn 2: 2 câu ghép (2->3): Quan hệ nguyên nhân - kết quả. BT 3: (125) - Nếu tách mỗi vế thành câu đơn -> không đảm bảo tính mạch lạc của lập luận - Tác dụng: Tái hiện cách kể lể “dài dòng” của Lão Hạc. BT 4: (125) a) Quan hệ giữa các vế câu ghép thứ 2: Quan hệ điều kiện -> không nên tách mỗi vế thành một câu đơn b) Nếu tách mỗi vế thành câu đơn -> diễn tả cách nói nhát ngừng, nghẹn ngào Mà tác giả muốn gợi tả cách kể lể, van nài thiết tha của chị Dậu. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn có sử dụng câu ghép. - Phương pháp: đàm thoại, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo. ? Viết đoạn văn (5-7 câu) chủ đề dịch hút thuốc lá có sử dụng câu ghép. Gạch chân dưới câu ghép đó ? H viết đoạn văn vào phiếu học tập. G thu 3 phiếu, chấm và trả cho H. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. - Phương pháp: thuyết trình. - Kĩ thuật: trình bày một phút, động não. Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) * Đối với bài cũ: - Tìm câu ghép và phân tích ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể. * Chuẩn bị bài mới: Phương pháp thuyết minh: + Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh + Tìm hiểu phần ngữ liệu SGK Tr 126 + Tìm hiểu phương pháp liệt kê, nêu ví dụ dùng số liệu. - Đọc kĩ các bài tập trong bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh + Đọc lại các văn bản Cây dừa Bình Định. Tại sao...Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân...tìm xem trong các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức nào? + Các văn bản sử dụng các phương thức thuyết minh nào? Các phương pháp TM ấy được sử dụng như thế nào?