Giải vở bài tập địa lí lớp 5, hướng dẫn giải chi tiết bài 30: Địa lý địa phương (tiếp theo). Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn..

[toc:ul]

Câu 1: VBT địa lí 5 -  trang 61

Hãy nêu một số nét tiêu biểu về dân cư của tỉnh/thành phố em.

Trả lời

  • Về quy mô dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng (đã có hơn 400.000 dân, mật độ dân số đạt 17.221 người/km² vào năm 2011
  • Dân cư khá đông, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

Câu 2: VBT địa lí 5 -  trang 61

Hãy nêu một số nét tiêu biểu về kinh tế của tỉnh/thành phố em (các ngành kinh tế chủ yếu, ngành kinh tế phát triển mạnh).

Trả lời:

  • Nông nghiệp là chủ yếu trồng cây lương thực, chăn nuôi trâu bò, lợn

  • Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: VBT địa lí 5 -  trang 61

Mô tả về một hoạt động kinh tế cụ thể của tỉnh/thành phố em.

Trả lời:

Nhà máy Dệt Nam Định mãi tự hào là một trong những nhà máy đầu tiên của Việt Nam xây dựng mô hình khép kín giữa nhà xưởng sản xuất và hệ thống nhà ở xã hội, gồm nhà ở cho công nhân, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, khu nghỉ dưỡng… Điểm nhấn quan trọng của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định trong thời kỳ mới là các doanh nghiệp thành viên đã mở rộng quy mô sản xuất về khu vực nông thôn. Từ năm 2010 đến nay, Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định đã đầu tư 10 Nhà máy may tại địa bàn các huyện: Trực Ninh, Ý Yên, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Vụ Bản và huyện Bình Lục (Hà Nam) với 49 dây chuyền sản xuất đã đi vào hoạt động ổn định.