A. Hoạt động cơ bản

1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau

Quan sát hình vẽ:

Các hình hộp chữ nhật sau đều được ghép bởi các hình lập phương 1$cm^{3}$

Thảo luận và điền số thích hợp vào ô trống

 Chiều dàiChiều rộngChiều caoSố hình lập phương 1$cm^{3}$ Thể tích hình hộp chữ nhật
Hình A3cm2cm2cm12 hình12$cm^{3}$
Hình B5cm2cm2cm20 hình20$cm^{3}$
Hình C4cm2cm3cm24 hình24$cm^{3}$

2. Thực hiện lần lượt các hoạt động

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên theo đơn vị xăng ti mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1$cm^{3}$ xếp vào đầy hộp:

Sau khi xếp 5 lớp hình lập phương 1$cm^{3}$ thì vừa đầy hộp.

Mỗi lớp có 6 x 4 = 24 (hình lập phương 1$cm^{3}$)

5 lớp có: 24 x 5 = 100 (hình lập phương 1$cm^{3}$)

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 6 x 4 x 5 = 120 ($cm^{3}$)

Ghi nhớ:

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (Cùng một đơn vị đo)

V = a x b x c (a, b, c là kích thước của hình hộp chữ nhật)

3. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm

Trả lời:

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

V = 20 x 16 x 10 = 3200 ($cm^{3}$)

                  Đáp số: 3200 $cm^{3}$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. Hoạt động thực hành

Câu 1: Trang 52 sách VNEN toán 5

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước như hình vẽ sau:

Câu 2: Trang 53 sách VNEN toán 5

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c:

a) a = 7cm; b = 4cm; c= 8cm

b) a =3,5m; b = 1,5m; c = 0,5m

c) a = $\frac{2}{5}$dm; b = $\frac{7}{5}$dm; c = $\frac{3}{4}$dm

C. Hoạt động ứng dụng

Câu 1: Trang 53 sách VNEN toán 5

Tính thể tích khối gỗ có hình dạng như sau:

Câu 2: Trang 53 sách VNEN toán 5

Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây: