Giải bài 1: Bảo vệ thông tin trong máy tính - Sách VNEN tin học lớp 9 trang 13. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Máy tính đã hỗ trợ em rất nhiều trong các hoạt động học tập và đời sống. Trong quá trình sử dụng, có thể máy tính bị trục trặc. Em đã gặp những tình huống nào trong các tình huống sau đây khi sử dụng máy tính?
- Một tệp văn bản, bảng tính... mà em đã mất nhiều công sức chuẩn bị, đến thời điểm cần sử dụng thì bị hỏng, không mở ra được.
- Bộ sưu tập hình ảnh, nhạc, phim... và các tài liệu học tập của em được lưu trữ trong máy tính đột nhiên biến mất.
- Máy tính bỗng nhiên trục trặc, không khởi động được hoặc "bị treo"
- Màn hình máy tính bỗng nhiên hiển thị những cảnh báo bất thường
- Tình huống khác (em hãy mô tả ngắn gọn hiện tượng xảy ra)
Em dự đoán nguyên nhân và hậu quả của những tình huống trên là gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập
1. Em hãy tìm hiểu thông tin dưới đây về một vụ tấn công hệ thống mạng máy tính trong thực tế và làm bài tập số 1
Bài tập số 1: Với kinh nghiệm của bản thân về một số tình huống máy tính trục trặc và những thông tin tìm hiểu được về vụ tấn công mạng ở trên, em hãy giải thích tại sao chúng phải bảo vệ thông tin máy tính?
2. Em hãy tìm hiểu thông tin dưới đây về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin trong máy tính và thực hiện bài tập số 2
Bài tập số 2: Thông tin dưới đây mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin trong máy tính. Em hãy đọc cẩn thận thông tin này và cho biết mỗi mô tả thuộc nhóm yếu tố nào?
- Máy tính là một thiết bị điện tử, như mọi sản phẩm khác, máy tính cũng có "tuổi thọ" nhất định. Các bộ phận máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm.
- Các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành, không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định như mong muốn. Những sự cố như treo máy, không tương tác được với phần mềm, .... đôi khi vẫn xảy ra và có thể làm mất thông tin.
- Để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào, ... sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
- Những sơ suất làm máy tính bị ướt hoặc bị va đập mạnh có thể làm máy bị hỏng.
- Khởi động lại, tắt máy hay thoát khỏi chương trình không đúng cách cũng có thể dẫn tới việc bị mất thông tin.
- Xuất hiện trong những năm tám mươi của thế kỉ XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng.
3. Tác hại của virus máy tính và cách phòng tránh
Bài tập số 3: Dưới đây là một số hậu quả và mô tả của nó khi một máy tính bị nhiễm virus. Em hãy nối hậu quả ở cột bên trái với một mô tả tương ứng ở cột bên phải sao cho phù hợp
1. Dữ liệu bị phá hủy | a. Máy tính chạy rất chậm, bị treo hoặc tự động tắt máy hay tự động khởi động lại, đèn báo ổ cứng hoặc kết nối mạng nhấp nháy liên tục |
2. Hệ thống bị phá hủy | b. Các tệp chương trình, dữ liệu bị xóa hoặc bị hỏng, thường là các tệp*.docx, *.xlsx, *.exe, *.com |
3. Dữ liệu bị đánh cắp | c. Một số virus cố tình phá hủy hệ thống, làm giảm tuổi thọ hoặc định dạng lại ổ cứng,... làm máy tính không hoạt động hoặc bị tê liệt. |
4. Dữ liệu bị mã hóa để tống tiền | d. Nhiều loại virus được tạo ra với mục đích đánh cắp các thông tin quan trọng được lưu trên máy tính như dữ liệu thống kê, chứng từ,... |
5. Tài nguyên hệ thống (CPU,...) bị tiêu hao phần lớn | e. Một số virus như WannaCry mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu họ phải trả tiền để khôi phục lại. |
6. Các hiện tượng khó chịu khác | f. Virus có thể thiết lập chế độ ẩn cho tệp tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của phần mềm |
Bài tập số 4: Virus máy tính có thể lây vào máy tính theo các cách sau đây:
- Qua các phần mềm sao chép lậu
- Qua các thiết bị nhớ bị nhiễm Virus
- Qua mạng LAN, mạng internet, thư điện tử có đính kèm tệp tin nhiễm virus.
- Qua các lỗ hổng phần mềm.
Em hãy chọn các biện pháo phòng chống Virus bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng Đúng/ Sai trong bảng sau:
Biện pháp | Đúng | Sai |
1. Hạn chế việc sao chép tùy tiện và không chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy | ||
2. Sử dụng các phần mềm bị bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu | ||
3. Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư | ||
4. Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh | ||
5. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm và hệ điều hành | ||
6. Sao lưu dữ liệu theo định kì | ||
7. Quét và diệt virus theo định kì và mỗi khi cắm USB lạ vào máy | ||
8. Mở đường liên kết (link) của một địa chỉ không rõ nguồn gốc gửi đến |
D. Hoạt động vận dụng
Với những người thân có sử dụng máy tính, em hãy giúp họ kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin máy tính như:
- Ví trí đặt máy tính đã hợp lý chưa?
- Sử dụng máy tính đã đúng cách chưa?
- Đã thực hiện những biện pháp nào để phòng chống Virus?
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Có nhiều chương trình diệt virus khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phần mềm chỉ diệt được những loại virus mà nó đã nhận biết được, trong khi đó, các loại virus mới xuất hiện hằng ngày. Em hãy sử dụng một số chương trình diệt virus phổ biến hiện nay và cho nhận xét về tính hiệu quả của chúng.