Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ ý chí - nghị lực tiếng việt 4 tập 1 trang 127. Thầy cô sẽ hướng dẫn cho các em cách giải các bài tập trong sgk tiếng việt 4 tập 1 chi tiết và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn..
Câu 1: Tìm các từ:
a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người
b. Nêu những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.
Trả lời:
Nói lên ý chí, nghị lực của con người | quyết chí, bền gan, bền chí, bền lòng, bền vững, bền bỉ, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng, vững chắc, quyết tâm, quyết chiến, quyết liệt, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, kiên định, kiên trung... |
Nêu những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. | khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai, sóng gió, trở ngại, cản trở... |
Câu 2: Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:
a. Từ thuộc nhóm a.
b. Từ thuộc nhóm b.
Trả lời:
a. Từ thuộc nhóm a
- Tuần này, lớp 4A quyết tâm giành nhiều điểm 10.
- Với năng lực và sự quyết tâm tôi tin là bạn sẽ thành công
b. Từ thuộc nhóm b
- Gian khó lắm cũng không làm anh nản lòng
- Gia đình bạn Lan rất khó khăn nhưng bạn ấy
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
Trả lời:
Ví dụ 1: Ông em thường nói : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. vừa qua ông em chẳng may bị ngã gãy chân . Vừa tháo bột xong , ông em đã lần gường tập đi từng bước một .ông em rất kiên trì luyện tập .Mỗi ngày ông đều dậy sớm tập đi và đến nay sau năm ngày luyện tập ông đã đi được nhiều bước . Bây giờ ông em đã khỏe hẳn rồi .Ông em luôn là tấm gương để con cháu noi theo .
Ví dụ 2: Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.