Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài bài tập đọc: Có chí thì nên tiếng việt 4 tập 1 trang 108. Thầy cô sẽ hướng dẫn cho các em cách giải các bài tập trong sgk tiếng việt 4 tập 1 chi tiết và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn..
I. Tìm hiểu chung bài học
Đọc:
1. Có công mài sắt, có ngày nên kim
2. Ai ơi đã quyết thì thành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
3. Thua keo này, bày keo khác
4. Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững
5. Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
7. Thất bại là mẹ thành công
Cách đọc: Đọc rõ ràng, giọng nhẹ nhàng, thể hiện lời khuyên chân thành.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài đọc
Câu 1: Dựa vào nội dung các tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào ba nhóm sau :
a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
Trả lời:
Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công | Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn | Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn |
1. Có công mài sắt, có ngày nên kim. | 2. Ai ơi đã quyết thì hành. Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! | 3. Thua keo này bày keo khác |
4. Người có chí thì nên. Nhà có nền thì vững | 5. Hãy lo bền chí câu cua. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai! | 6. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. |
7. Thất bại là mẹ thành công. |
Câu 2: Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời:
a. Ngắn gọn, có vần điệu
b. Có hình ảnh so sánh
c. Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh
Trả lời:
Đặc điểm cách diễn đạt khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu là:
Đáp án: c. Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh
Câu 3: Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí.
Trả lời:
Học sinh phải rèn luyện ý chí vượt khó,cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống ,vượt qua những khó khăn của gia đình ,bản thân.
Ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có ý chí:
- Gặp bài khó không chịu suy nghĩ làm bài.
- Bị điểm kém là chán nản.
- Trời rét không muốn chui ra khỏi chăn để đi học.
- Hơi bị mệt là muốn nghỉ học ngay .
- Không thấy bút là kiếm cớ không làm bài.