Giải thích tại sao trong những năm 60 -80 của thế kỉ XX, khu vực Mĩ Latinh được ví như "Lục địa bùng cháy"? Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài ở Mĩ Latinh và kết quả của mỗi giai đoạn?.
Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng, vì:
- Trước những năm 60 của thế kỉ XX các nước Mĩ La-tinh rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
- Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu Ba 1959 và đã làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước ở Mĩ La-tinh.
- Trong giai đoạn này phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.
Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài ở Mĩ Latinh và kết quả:
- Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60 thế kỉ XX: Cao trào đấu tranh diễn ra ở trong khu vực và năm 1959 Cu Ba là nước mở đầu cho cuộc cách mạng đó.
- Đầu những năm 60 đến những năm 80: Mĩ Latinh được ví như "lục địa bùng cháy bởi phòng trào đấu tranh vũ trang bùng nổ =>Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập và tiến hành cuộc cải cách tiến bộ.