Giải thí nghiệm 2: Xác định định tính cacbon và hidro bài 28: Bài thực hành 3 sgk Hóa học 11 trang 124.

Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của CH

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, bộ giá thí nghiệm, que đóm, chậu thủy tinh, thìa lấy hóa chất, công tơ hút, giá để ống nghiệm, bông, nút cao su, ống dẫn khí, ống vuốt nhọn…
  • Hóa chất: dung dịch brom, thuốc tím, natri axetat khan và vôi tôi xút,…

Cách tiến hành:

  • Cho vào ống nghiệm khô có nút và ống dẫn khí khoảng 4-5g hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
  • Lắp dụng cụ như hình 5.2. Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

Giải bài 28: Bài thực hành 3 : Phân tích định tính nguyên tố điều chế và tính chất của metan - sgk Hóa học 11 trang 124

  • Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn, rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Quan sát màu ngọn lửa.

Giải bài 28: Bài thực hành 3 : Phân tích định tính nguyên tố điều chế và tính chất của metan - sgk Hóa học 11 trang 124

  • Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.

Giải bài 28: Bài thực hành 3 : Phân tích định tính nguyên tố điều chế và tính chất của metan - sgk Hóa học 11 trang 124

Giải bài 28: Bài thực hành 3 : Phân tích định tính nguyên tố điều chế và tính chất của metan - sgk Hóa học 11 trang 124

Hiện tượng, giải thích:

  • Khi điều chế khí CH4: Ta thấy bọt khí xuất hiện và cột nước trong uống nghiệm thu khí hạ dần xuống:

CH3COONa + NaOH →(to) CH4 + Na2CO3

  • Đốt cháy khí CH4 : ta thấy ngọn lửa có màu xanh.

CH4 + 2O2 →(to) CO2 + 2H2O

  • Dẫn dòng khí qua dung dịch thuốc tím (KMnO4) hay dung dịch brom : không có hiện tưởng gì, do CH4 là ankan nên không có phản ứng cộng với brom hay phản ứng oxi hóa với KMnO4