C11. Em hãy lựa chọn những lợi ích của mạng xã hội trong các phát biểu sau:
1) Cập nhật tin tức mới nhanh nhất.
2) Luôn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất.
3) Kết nối với nhiều người khắp nơi trên thế giới.
4) Trò chuyện trực tiếp với bạn bè, người thân.
Trả lời:
1) 3) 4)
C12. Em nên chia sẻ những thông tin nào sau đây cho bạn bè trên mạng xã hội?
1) Thông tin đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội và chưa được xác thực.
2) Các nguồn tài liệu tham khảo và thông tin hữu ích về các môn học.
3) Thông tin đời tư về những người bạn thân của em.
4) Thông tin về các sự kiện như thành tích học tập nổi bật hay chuyến dã ngoại cùng gia đình của em.
Trả lời:
2) 4)
C13. Theo em, những cách sử dụng mạng xã hội nào sau đây là an toàn và văn minh?
1) Kiểm chứng thông tin cẩn thận trước khi chia sẻ lên mạng xã hội.
2) Chỉ kết bạn với những người quen biết trong đời thực.
3) Đưa tất cả thông tin cá nhân công khai với mọi người trê mạng xã hội.
4) Không đưa ra những bình luận tiêu cực, xuc phạm người khác trên mạng xã hội.
Trả lời:
1) 2) 4)
C14. Em hãy chỉ ra ít nhất năm ảnh hưởng xấu của mạng xã hội đối với lứa tuổi học sinh và cách khắc phục khi sử dụng.
Trả lời:
Một số ảnh hưởng xấu của mạng xã hội đối với lứa tuổi học sinh và cách khắc phục khi sử dụng:
- Thông tin sai lệch, thông tin không đáng tin cậy và có nội dung xấu lan truyền trên mạng xã hội khiến mọi người tin và làm theo sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi đọc thông tin trên mạng xã hội cần phải tìm hiểu kĩ nguồn gốc của thông tin.
- Thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại được công khai trên mạng xã hội có thể bị kẻ xấu lợi dụng đánh cắp, lừa đảo hoặc gây phiền toái. Vì thế, cần hạn chế việc đưa thông tin cá nhân của mình và bạn bè một cách công khai trên mạng xã hội.
- Một số bạn trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo trên mạng xã hội vào những hoạt động xấu như đua xe, chơi game, cá độ,... Do vậy, cần cản thận khi kết bạn trên mạng xã hội, nên kết bạn với những người mình đã biết trong đời thực.
- Một số học sinh bị áp lực từ những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội đã dẫn đến lo lắng, sợ hãi, trầm cảm. Do vậy, nên hạn chế giao tiếp với những người không quen biết trên mạng xã hội.
- Giao tiếp quá nhiều trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kĩ năng xã hội, học tập và làm việc. Chỉ nên dùng mạng xã hội trong trao đổi học tập, giao lưu và giải trí với sự kiểm soát của người lớn.
C15. Em biết những cách trao đổi thông tin nào trên mạng xã hội?
Trả lời:
Một số cách trao đổi thông tin trên mạng xã hội:
- Đăng thông tin lên trang cá nhân và chia sẻ với bạn bè.
- Bình luận các bài đăng của bạn bè.
- Tạo các nhóm để trao đổi.
- Trò chuyện trên Messenger.
C16. Em hãy tạo nhóm trên Facebook để làm bài tập nhóm và đưa năm thành viên vào nhóm. Sau đó, đổi tên nhóm sang một tên mới để làm bài tập nhóm cho môn học khác. Xóa những thành viên không thuộc nhóm học tập mới và bổ sung những thành viên khác vào nhóm.
Trả lời:
Thực hiện theo các bước sau:
- Tạo nhóm trên trang cá nhân hoặc tạo nhóm trên Messenger.
- Mời các thành viên tham gia nhóm.
- Trao đổi để làm bài tập nhóm.
Sau khi làm xong bài tập: đổi tên nhóm, xóa các thành viên không thuộc nhóm học tập mới, bổ sung các thành viên mới của nhóm.