B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?
A. Giúp con vật sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Giúp con vật nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
C. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
D. Kéo dài thời gian nuôi.
Câu 2. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả đặc điểm sinh lí của vật nuôi non? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu câu trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).
1. Chức năng của cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện.
2. Có sức đề kháng cao nên ít có nguy cơ mắc bệnh.
3. Khả năng miễn dịch yếu.
4. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
5. Thường bị thiếu máu.
6. Cường độ sinh trưởng lớn.
7. Tiêu thụ đa dạng chủng loại thức ăn với khối lượng lớn.
Câu 3. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 4. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc non? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu câu trả lời đúng có thể chọn nhiều đáp án).
1. Cho vật nuôi bú sữa đầu.
2. Tập cho con vật biết cày kéo.
3. Tập ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
4. Cho vật nuôi vận động, tắm nắng.
5. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
6. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
Câu 5. Sữa đầu là sữa của gia súc mẹ tiết ra trong khoảng thời gian nào?
A. Vài tháng đầu sau khi đẻ.
B. Vài ngày đầu sau khi đẻ.
C. Ở lứa đẻ đầu tiên.
D. Một tuần ngay trước khi đẻ.
Câu 6. Vì sao cần cho gia súc non bú sữa đầu càng sớm càng tốt?
A. Sữa đầu có chứa nhiều nước giúp cho con non khỏi bị khát nước.
B. Sữa đầu có chứa chất kháng sinh giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
C. Sữa đầu có chứa chất kháng thể giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
D. Sữa đầu chứa nhiều chất đạm giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
Câu 7. Việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi nhằm mục đích gì?
A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
B. Làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
C. Làm tăng khối lượng thức ăn.
D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hoá.
Câu 8. Chất lượng vật nuôi đực giống sẽ tác động trực tiếp đến khía cạnh nào? A. Số lượng và chất lượng đàn con sinh ra.
B. Chất lượng thịt.
C. Chất lượng sữa.
D. Chất lượng trứng.
Câu 9. Y nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Giúp cho con vật có sức khoẻ tốt.
B. Giúp cho con vật không quá gầy.
C. Giúp cho con vật không quá béo.
D. Giúp cho con vật càng béo càng tốt.
Câu 10. Y nào dưới đây không phải là việc chính trong chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày.
B. Cho con vật vận động.
C. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
D. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
Câu 11. Đâu là hai chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển khung xương vững chắc và là thành phần cấu tạo tinh dịch của lợn đực giống?
A. Calcium và sắt.
B. Calcium và phosphorus.
C. Sắt và phosphorus.
D. Sắt và iodine.
Câu 12. Hãy điền tên 3 giai đoạn trong việc nuôi con cái sinh sản vào chỗ trống thích hợp dưới đây.
1.
2.
3.
Câu 13. Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?
A. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.
B. Tiêm phòng đầy đủ.
C. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.
Câu 14. Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai?
A. Vật nuôi khoẻ mạnh để nuôi thai.
B. Có nhiều sữa.
C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt.
D. Con sinh ra khoẻ mạnh.
Câu 15. Ý nào dưới đây là một trong những yêu câu cân đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm giai đoạn đẻ trứng?
A. Con vật lớn nhanh và cho nhiều thịt.
B. Gia cầm có năng suất và sức bền đẻ trứng cao.
C. Cho chất lượng thịt tốt.
D. Có khả năng thụ thai cao. Giai
Câu 16. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu câu trả lời đúng;
có thể chọn nhiều đáp án).
1. Cho ăn vừa đủ về số lượng và chất lượng.
2. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.
3. Cho con vật vận động càng ít càng tốt.
4. Tiêm phòng đầy đủ.
5. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí. 6. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước. Đi
Câu 17. Hãy kể tên các bước trong việc lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi thả vườn phổ biến.
Câu 18. Hãy kể tên các nội dung chính về kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cần dự kiến khi nuôi thả vườn một loại vật nuôi mà em biết.
Câu 19. Hãy kể tên các khoản chi phí cho một vụ nuôi thả vườn một loại gia súc, gia cầm phổ biến ở địa phương em.