Bài tập 1: Nối thông tin (cột A) với thông tin tương ứng (cột B) để xác định cấu trúc của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Trả lời:

Bài tập 2: Trình bày một số đặc điểm về hình thức của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Trả lời:

Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,... ), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,..) hoặc chỉ thứ tự (thứ nhất, thứ hai..) để giới thiệu trình tự thực hiện, dùng từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan, sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện, dùng hình ảnh minh họa, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ xưng hô ngôi thứ hai (ví dụ bạn,...) để chỉ người đọc.

Bài tập 3: Đọc lại văn bản Trò chơi cướp cờ trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, (tr45-46) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Cấu trúc của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động được thể hiện như thế nào trong văn bản?

b. Xác định đặc điểm hình thức của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động được thể hiện trong đoạn văn sau:

Tiếp theo, trọng tài điều khiển cuộc chơi đứng giữa sân, hô to số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội cùng chạy thật nhanh lên vị trí cắm cây cờ ở giữa sân, lừa thế xô qua, đẩy lại để tìm cách giật cho được cây cờ. Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy nhanh về đội mình, còn người của đội kia sẽ tìm cách chặn để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ. Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cây cờ chạy về đội của mình. Cuộc rượt đuổi cử thế tiếp tục, cho đến khi người chơi nào về đến đội của mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm. 

Trả lời: 

a. Cấu trúc của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động được thể hiện trong văn bản:

- Phần a: giới thiệu mục đích của trò chơi hay hoạt động.

- Phần b: trình bày những thứ cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

– Phần c: trình bày cách thức thực hiện trò chơi hay hoạt động.

b. Đặc điểm hình thức của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động được thể hiện trong đoạn văn

- Từ ngữ chỉ thời gian tiếp theo.

- Từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động: chạy thật nhanh

- Thuật ngữ: trọng tài.

- Cậu chứa nhiều động từ ví dụ Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy thật nhanh về đội mình, còn người của đội kia sẽ tìm cách chặn để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ.

Bài tập 4: Đọc lại văn bản Cách gọt củ hoa thuỷ tiên trong SGK Ngữ văn 7, tập hai (tr 47 – 51) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Vì sao người chơi thuỷ tiên nên gọt tỉa củ hoa?

b. Em hiểu như thể nào về câu nói của nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ở cuối văn bản “cái đẹp nhất của thuỷ tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình” ?

c. Xác định tác dụng của (các) biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hoà mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông. Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hóa ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thuỷ tiên là thế.

d. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

(1) Bát thuỷ tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hoà. (2) Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. (3) Nếu muốn chỉnh là, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám 4 ngày sau khi gọt. (4) Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá "ngoan"nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vấn phải được phô ra vẻ đẹp. 

Trả lời: 

a. Theo đã phát triển tự nhiên, lá và hoa thuỷ tiên sẽ mọc thẳng, đặc biệt là là sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọt tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình dáng đẹp, nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.

b. Việc gọt tỉa từng củ thuỷ tiên thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn trọng, khéo léo và cả sự kiên nhẫn của người chơi. Vì vậy để có được một bát thuỷ tiên đẹp, người chơi cần thế hiện được tất cả các yếu tố ấy, nhờ vậy họ có thể rèn tâm tính của chính mình.

c. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: nhân hóa (bông hoa phải hơi cúi xuống, nếu bông hoa nghểnh mặt lên thì lại hóa ra kênh kiệu), so sánh (Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ). Tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn vẫn giúp cho việc miêu tả trở nên sinh động. cụ thể, gợi tả và gợi cảm.

d. Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn

- Phép nối (1) Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được "ngũ phẩm": đẹp hoa, đẹp là đẹp rễ đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hoà (2) Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chính là chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp.

- Phép thế:

+ (1) Bát thủy tiên được coi là đẹp, mẫu đạt được nghi phạm đẹp học, đẹp là đẹp rễ, dẹp thần và tổng thể dàng thể hỏi là (2) 11 vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chính lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp

+(3) Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ "nắn" nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. (4) Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc là "ngoan" nhất. Khi ấy là đã xanh tốt, khoẻ...

- Phép lặp: (2) Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. (3) Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ "nắn" nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt.

+ Phép liên tưởng hoa, lá, rễ

Bài tập 5: Đọc lại văn bản Hương khúc trong SGK Ngữ văn 7, tập hai (tr.52-53)  và thực hiện các yêu cầu:

a. Tóm tắt các bước làm bánh khúc theo mô tả của tác giả trong đoạn trích.

b. Em hình dung như thế nào về hình ảnh người bà trong hồi tưởng của tác giả?

Trả lời: 

a. B1: Giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo

B2: Trộn rau khúc đã giã với bột gạo nếp và nhào cho thật nhuyễn

B3: Cối bột đã nhào 1 tiếng rồi nặn bánh

B4: Cho nhân vào trong bánh

B5: Đồ bánh

b. Hình ảnh người bà trong hồi tưởng của tác giả là một người bà rất khéo léo, tinh tế trong việc chế biến từng chiếc bánh khúc và đầy tình yêu thương dành cho cháu,..

Bài tập 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. Đọc văn bản "Cách làm gỏi cuốn tôm thịt" SBT trang 34

a. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là văn bản thông tin mô tả quy trình?

b. Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin của đoạn văn “Gói cuốn thường là món khai vị, món ăn chơi,... Do đó, gỏi cuốn thật sự là một món ăn ngon, lành và tốt cho sức khoẻ.”. Cách triển khai thông tin trong đoạn văn này có tác dụng như thế nào với mục đích của văn bản?

c. Mục đích của văn bản này là gi? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy?

d. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gi? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

đ. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước làm món gỏi cuốn tôm thịt.

e. Qua việc đọc văn bản, đặc biệt là đoạn cuối, em hiểu thế nào là một món ăn ngon?

Trả lời: 

a. Những dấu hiệu cho thấy văn bản Cách làm gỏi cuốn tôm thịt là văn bản mô tả quy trình:

a) văn bản có cấu trúc gồm 3 phần giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi thực hiện, trình bày các bước thực hiện, (b) sử dụng những từ ngữ chỉ trình tự thực hiện như bước thứ nhất, bước thứ hai, bước thứ ba, trước khi, sau đó, tiếp theo, ...; (c) sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến nấu ăn như món khai vị, sơ chế nguyên liệu..., sử dụng câu chứa nhiều động tử, sử dụng từ xưng hô ngôi thứ hai (bạn) để chỉ người đọc, (d) sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản; (e) có sử dụng hình ảnh minh hoạ cách thức thực hiện.

b. Thông tin cơ bản của đoạn văn là ưu điểm của món gỏi cuốn, cách triển khai thông tin của đoạn văn này là triển khai theo mối quan hệ nhân quả. Việc triển khai thông tin theo cách ấy giúp cho người đọc hiểu hơn về ưu điểm vượt trội của món ăn và từ đó khuyến khích họ chủ động thực hiện món ăn theo sự hướng dẫn của văn bản.

c. Mục đích của văn bản là hướng dẫn cách làm món gỏi cuốn tôm thịt. Thông tin chính của văn bản được triển khai theo trật tự thời gian tức là trật tự thực hiện các thao tác của hoạt động làm gỏi cuốn tôm thịt. Cách triển khai thông tin này hỗ trợ cho việc thực hiện mục đích của văn bản vì với cách triển khai ấy, người đọc sẽ hình dung rõ ràng, cụ thể tuần tự từng bước cần thực hiện trong hoạt động, nhờ đó họ có thể làm tốt hoạt động ấy.

d. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là các hình ảnh minh họa. Những hình ảnh ấy đã tăng tính trực quan cho thông tin của văn bản, kết hợp với thông tin trong văn bản giúp người đọc hình dung rõ về các bước cần thực hiện trong hoạt động làm gỏi cuốn tôm thịt.

đ.

e. Món ăn ngon không chỉ là một món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là một món ăn đẹp mắt, được bài trí như một tác phẩm nghệ thuật, nó thể hiện sự khéo léo, gia công của người đầu bếp, đồng thời đó còn là món ăn tạo nên sự gắn kết, sẻ chia, nồng ấm giữa mọi người với nhau,...

Bài tập 7: Đọc văn bản "Cách làm lồng đèn tròn bằng giấy cho đêm trung thu" trong SBT Tiếng Việt 7 tập 2 trang 38 và trả lời các câu hỏi sau:

a. Văn bản trên có phải là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động không? Vì sao em có thể xác định được như vậy?

b. Những đề mục như "Bước 1, Bước 2, Bước 3" cung cấp thông tin gì cho người đọc?

c. Có thể bỏ những hình ảnh có trong văn bản này không? Vì sao?

d. Hãy tự làm một chiếc lồng đèn tròn bằng giấy theo hướng dẫn của văn bản và mang đến lớp để trưng bày cùng với sản phẩm của các bạn khác.

Trả lời:

a. Văn bản trên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc về cách làm lồng đèn tròn bằng giấy vì nó có liệt kê ra các vật liệu cần chuẩn bị cũng như các bước để làm lồng đèn.

b. Những đề mục ấy cung cấp thông tin về quy trình thực hiện các bước làm lồng đèn tròn bằng giấy. Hệ thống các đề mục ấy cung cấp thông tin chính của văn bản: cho biết quy trình làm lồng đèn tròn bằng giấy cần trải qua 3 bước. 

c. Không thể xóa bỏ những hình ảnh có trong văn bản vì chúng hỗ trợ minh họa cho thông tin hướng dẫn cách thức làm lồng đèn tròn bằng giấy. Nếu xóa bỏ những hình ảnh ấy, người đọc không thể hình dung và hiểu rõ những điều được mô tả, trình bày trong văn bản.

d. Học sinh làm lồng đèn.