Bài tập 1: Trình bày đặc điểm và chức năng của tục ngữ.
Trả lời:
Đặc điểm: Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm
– Thưởng ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)
– Có nhịp điệu, hình ảnh
– Hầu hết đều có vần và thưởng là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vẫn sát") hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là "vẫn cách")
– Thường có hai về trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
– Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.
b. Chức năng. Tục ngữ thường được sử dụng chủ yếu nhằm làm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.
Bài tập 2: Em hãy chọn một câu tục ngữ và phân tích số dòng, số chữ, số vế, vần,.. trong câu tục ngữ đó.
Trả lời:
Ví dụ câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” có:
+ Số dòng: 1
+ Số chữ: 8
+ Số vế: 4
+ Vần: ân (phân – cần)
Bài tập 3: Khi đọc tục ngữ, em nên chú ý điều gì?
Trả lời:
Khi đọc văn bản theo thể loại tục ngữ, em nên chú ý:
- Xác định số dòng, số chữ, văn, cấu trúc các về trong các câu tục ngữ.
- Xác định nghĩa của những từ ngữ khó hiểu
- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo
- Tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (nếu có).
Bài tập 4: Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" chỉ có bốn chữ. Em hãy tìm thêm các câu tục ngữ khác có số lượng chữ như vậy.
Trả lời:
Ở hiền gặp lành, Uông nước nhớ nguồn, Chó treo mèo đậy, ...
Bài tập 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT
1. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
2. Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
3. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa
4. Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn
5. Mưa tháng Bảy gẫy cành trám
Nắng tháng Tám rám trái bưởi.
6. Rét tháng Ba, bà già chết cóng
7. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
8. Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
(In trong kho tăng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kinh (Chủ biên)
NXB Văn hoá Thông tin, 2002 Tuc ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan
NXB Văn học, 2016)
a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? Căn cứ vào đâu em biết điều đó?
b. Điền số chữ, số dòng, số vế của accs câu tục ngữ từ số 1 đến số 5 vào bảng.
c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ và điển vào bảng
Nhận xét về tác dụng của vẫn trong các câu tục ngữ trên.
d. Bốn câu tục ngữ đầu có gì giống và khác nhau (về nội dung, số dòng, số chữ, số vế, vần,...)?
đ. Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích gì cho cuộc sống của con người?
Trả lời:
a. Các câu tục ngữ trên đều nói về kinh nghiệm quan sát của con người về thời tiết, chỉ cần nhìn các sự vật như mây, trời, con vật là con người có thể dự đoán thời tiết trong khoảng thời gian tiếp.
b.
c.
Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nếu trên tạo nên sự hải hoa về âm thanh cho các câu tục ngữ.
d. Bốn câu tục ngữ đầu cùng nói đến kinh nghiệm của dân gian về mưa và đều tương tự nhau về số dòng, số chữ, số vế. Tuy nhiên, về cách gieo vần thi có sự khác nhau.
đ. Các câu tục ngữ trên có thể giúp chúng ta dự báo thời tiết bằng cách quan sát các hiện tưọng tự nhiên.
Bài tập 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
2. Ruộng không phân như thân không của
3. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn
4. Được mùa cau, đau mùa lún.
5. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.
6. Tháng Hai trồng cả, tháng Ba trồng đỗ
7. Tháng Tám mưa trai, tháng Hai mưa thóc.
8. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
9. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
10. Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc
11. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
(In trong Kho tàng tục ngữ người Việt. Nguyễn Xuân Kinh (Chủ biên), NXB Văn hai
Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016)
a. Theo em, các câu tục ngữ tiền cùng nói về điều gì?
b. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 3 đến số 11.
c. Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.
d. Về mặt hình thức, câu tục ngữ số 11 có gì khác biệt so với các câu tục ngữ còn lại?
đ. Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì đối với lao động sản xuất
e. Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.
Trả lời:
a. Các câu tục ngữ trên đều nói về kinh nghiệm của nhân dân ta trong lao động.
b.
c.
d. Câu tục ngữ số 11 có 4 vế, là một phép liệt kê.
đ. Các câu tục ngữ trên giúp người nông dân hiểu thêm giá trị của trâu và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất.
e. A: Cậu có biết rằng có những yếu tố nào góp phần trong sự phát triển của lúa không?
B: Tớ nghe mẹ tớ bảo là :"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Vậy đứng đầu chắc là nguồn nước, thứ hai là phân bón, thứ ba là sự cần cù của người nông dân và cuối cùng là giống lúa. Đúng không?
A: Ừ đúng rồi cậu giỏi quá.