Bài tập 1:Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
Trả lời:
a. Liên kết có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
b. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết.
- Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.
Bài tập 2: Dựa vào gợi ý trong bảng sau, trình bày hiểu biết của em về các phép liên kết:
Trả lời:
Phép liên kết | Khái niệm | Ví dụ |
Phép lặp từ ngữ | Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước | Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đông bệnh mà đọc họ ta thấy ấm áp lại trong lòng. |
Phép thế | sử dụng câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước | Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thảnh quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. |
Phép nối | sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước | Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. |
Phép liên tưởng | sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước | Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E.Gờ-rơn-nơ-veo người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác. |
Bài tập 3: Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng để liên kết hai đoạn văn sau:
Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chi, mất niềm tin vào bản thân minh và cuộc sống hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn đến thành công.
Lu-y Pát-xo-to (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công lao vĩ đại trong việc tìm ra vắc-xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hóa. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiện nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông toả sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại.
Trả lời:
Các phép lặp từ trong bài đó là "thất bại", "kinh nghiệm" và "niềm tin vào bản thân".
Câu 4: Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng phép liên kết nào?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhân chìm tất cả bè lũ bản nước và cướp nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
a. Phép lặp từ ngữ
b. Phép nối
c. Phép thế
d. Cả ba phương án trên
Trả lời:
c. Phép thế
Bài tập 5: Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn văn sau.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cải đã có rồi mà còn muốn nổi một điều gì mới mẻ.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Trả lời:
Phép liên tưởng thể hiện qua các từ: "tác phẩm nghệ thuật", "nghệ sĩ".
Bài tập 6: Xác định phép liên kết trong các đoạn văn sau:
a. Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước.
b. Muốn có được cuộc sống thoải mái, sung sướng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của con người. Nhưng chúng ta lại thường không biết dừng lại đúng lúc vì lòng tham của con người là vô đáy, sẽ mang đến những hậu quả khôn lường.
c. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quả khi làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chỉ là mấy nghìn năm trước.
Trả lời:
Phép liên kết trong các đoạn văn
a. Phép lặp từ ngữ vui”, “ta”.
b. Phép lặp từ ngữ “con người”, phép thế “chúng ta” thay thế cho "con người”, phép nối “nhưng"
c. Phép thế "thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ" thay thế cho di sản tinh thần của nhân loại", phép lặp từ ngữ “thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ"