35.1. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật bao gồm
A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
C. nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
D. nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
Trả lời:
- A. nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
35.2. Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. vật chất di truyền.
B. thức ăn.
C. ánh sáng.
D. nước.
35.3. Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?
A. Cây xương rồng.
B. Cây vạn tuế.
C. Cây lưỡi hổ.
D. Cây bắp cải.
35.4. Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
35.5. Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
35.6. Trong các giai đoạn của vòng đời sâu hại, hãy cho biết giai đoạn nào có hại cho mùa màng? Giải thích.
- Giai đoạn 1: trứng.
- Giai đoạn 2: sâu non.
- Giai đoạn 3: kén.
- Giai đoạn 4: ngài (bướm).
35.7. Quan sát hình dưới đây và cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây sinh trưởng trong tối và cây sinh trưởng ngoài sáng.
35.8. Hãy giải thích cụm từ “Tốt quá cũng dở” đối với việc tưới nước và bón phân.
35.10. Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?