B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1. Hành động nào sau đây của vua Trần (năm 1257) thể hiện rõ ý chí, thái độ kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ?
A. Từ chối không đọc thư dụ hàng của Mông Cổ.
B. Ra lệnh tống giam tất cả các sứ giả Mông Cổ vào ngục.
C. Bố trí thế trận mai phục ở cửa sông Bạch Đằng.
D. Lên án âm mưu của quân xâm lược.
Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhân dân Đại Việt đã thực hiện kế sách độc đáo nào sau đây?
A. Xây dựng thành luỹ.
B. Tập trung bảo vệ kinh đô.
C. Đánh nhanh.
D. “Thanh dã”.
Câu 3. Để thể hiện ý chí quyết tâm chống quân xâm lược Nguyên (1285), lính nhà Trần đã quân
A. thích hai chữ “Sát Thát” lên cánh tay.
B. hô vang khẩu hiệu “Bảo vệ độc lập”.
C. thành lập các đội “Quyết tử quân”.
D. xây dựng trận địa ven sông Bạch Đằng. EAST
Câu 4. Để không bị bị động trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285), nhà Trần có hành động nào sau đây?
A. Kêu gọi toàn dân ngừng sản xuất để kháng chiến. B. Đề nghị giảng hoà để kéo dài thời gian chuẩn bị.
C. Tổ chức nhiều hội nghị để bàn kế sách đánh giặc.
D. Chủ động xây dựng thế trận trên sông Bạch Đằng.
Câu 5. Chiến thắng nào sau đây của quân dân nhà Trần nối tiếp chiến công vang dội của Ngô Quyền (938) và Lê Hoàn (981) trên một dòng sông?
A. Chiến thắng Đông Bộ Đầu.
B. Chiến thắng Bạch Đằng.
C. Chiến thắng Lục Đầu giang.
D. Chiến thắng sông Như Nguyệt.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc.
B. Vai trò lãnh đạo và tài chỉ huy của các vua Trần,
C. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước láng giềng.
D. Nghệ thuật tổ chức đánh trận của các tướng lĩnh.
Câu 7. Một trong những ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) của nhà Trần là
A. đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của kẻ thù.
B. dẫn đến sự sụp , đổ của đế quốc Mông – Nguyên.
C. giải phóng các nước bị Mông Cổ xâm lược.
D. mở đầu thời đại dựng nước cho toàn dân tộc.
Câu 8. Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng thông tin của các nhân vật thời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII).
Câu 9. Sắp xếp lại cho đúng diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên của quân nhà Trần (1287 – 1288) qua sơ đồ sau đây:
Câu 10. Kể tên các vị vua và tướng lĩnh thời Trần tham gia kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) được nhân dân đặt tên cho đường phố hoặc trường học. Theo em, việc đặt tên như vậy cho thấy điều gì?
Câu 11. Hình ảnh bên dưới là một địa danh lịch sử tôn vinh những chiến trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc (thế kỉ X − XIII). Em hãy giới thiệu ngắn gọn về địa danh và chiến công đó.